Nếu con của bạn bú mẹ, phân của bé sẽ sớm giống với màu tương mù tạt nhạt với những mẫu giống hạt giống. Cho đến khi bé bắt đầu ăn thức ăn rắn, độ đặc của phân có thể thay đổi từ rất mềm đến sệt và lỏng
Bắt đầu vào ngày đầu tiên của sự sống và kéo dài trong một vài ngày, con của bạn sẽ đi đại tiện lần đầu tiên, và đây được xem là phân của trẻ mới ra đời. Cái chất đặc đen hay xanh đậm có đầy trong ruột của bé trước khi bé được sinh ra, và một khi phân đã được thải ra ngòai, nó sẽ chuyển sang màu vàng-xanh.
Nếu con của bạn bú mẹ, phân của bé sẽ sớm giống với màu tương mù tạt nhạt với những mẫu giống hạt giống. Cho đến khi bé bắt đầu ăn thức ăn rắn, độ đặc của phân có thể thay đổi từ rất mềm đến sệt và lỏng. Nếu bé uống sữa bột, phân của bé thường sẽ có màu nâu vàng hoặc vàng. Phân sẽ chắc hơn so với phân của những bé bú mẹ, nhưng sẽ không đặc hơn bơ đậu phộng.
Dù con của bạn bú mẹ hay bú bình, phân rắn hay quá khô có thể là dấu hiệu cho thấy rằng bé không hấp thụ đầy đủ chất lỏng hoặc bé đang mất dần chất lỏng do đau ốm, sốt hay do nhiệt. Một khi bé bắt đầu ăn dặm, phân rắn có thể cho thấy rằng bé đã ăn quá nhiều thức ăn gây táo bón, như thức ăn làm từ ngũ cốc hay sữa bò, trước khi cơ thể bé có thể xử lý chúng. (Sữa bò không được xem là một lời khuyên tốt cho các bé dưới 12 tháng tuổi)
Sau đây là một vài điểm quan trọng cần lưu ý về việc đi ngòai của bé:
- Sự thay đổi một cách không thường xuyên trong màu sắc và độ chắc của phân là bình thường. Ví dụ như, nếu quá trình tiêu hóa chậm lại vì bé đã có một bữa ăn đặc biệt với lượng lớn thức ăn làm từ ngũ cốc hay những thức ăn đòi hỏi nhiều nỗ lực để tiêu hóa, phân có thể sẽ trở thành màu xanh; hay nếu bé được cung cấp bổ sung thêm chất sắt, phân sẽ chuyển thành màu nâu đậm. Nếu có sự sưng tấy nhỏ ở hậu môn, những vệt máu sẽ xuất hiện ở bề mặt bên ngòai của phân. Tuy nhiên, nếu có một lượng lớn máu, nước nhầy, hay nước trong phân, gọi ngay cho bác sĩ khoa nhi. Những triệu chứng này có thể cho thấy tình trạng đáng ngại của đường ruột mà bác sĩ sẽ chú ý đến.
- Vì phân của trẻ sơ sinh thường sẽ mềm và hơi lỏng, nên thường không dễ nói rằng khi nào thì bé bị tiêu chảy. Những dấu hiệu lộ rõ bên ngòai là sự gia tăng về tần số (đi ngòai nhiều hơn một lần mỗi khi ăn) và lượng chất lỏng cao một cách bất thường trong phân. Tiêu chảy có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng đường ruột, hay nó có thể bị gây ra bởi sự thay đổi trong chế độ ăn uống của bé. Nếu bé bú mẹ, bệnh tiêu chảy của bé có thể thậm chí sẽ gia tăng vì sự thay đổi trong chế độ ăn uống của người mẹ.
- Vấn đề quan tâm chủ yếu đối với bệnh tiêu chảy là khả năng mất nước sẽ tăng lên. Nếu cơn sốt vẫn còn tiếp diễn và bé dưới 2 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khoa nhi. Nếu con của bạn hơn 2 tháng tuổi và cơn sốt kéo dài hơn 4 ngày, kiểm tra nước tiểu và kiểm tra nhiệt độ qua trực tràng; sau đó trình bày những kết quả trên cho bác sĩ để ông ấy có thể xác định những điều cần thiết phải thực hiện. Phải đảm bảo rằng con bạn vẫn ăn thường xuyên. Nhiều như những thứ khác, cho bác sĩ biết nếu bé trông có vẻ không được khỏe khoắn.
Việc thường xuyên của việc đi ngòai thay đổi rất nhiều từ đứa trẻ này đến đứa trẻ khác. Nhiều trẻ đi ngòai một tí sau mỗi khi ăn xong. Đây là kết quả của sự phản ứng của dạ dày-ruột kết, điều này làm cho hệ thống tiêu hóa họat động tích cực hơn khi dạ dày chứa đầy thức ăn.
Khỏang 3 đến 6 tuần tuổi, những bé được bú mẹ chỉ đi ngòai 1 lần một tuần và điều này là bình thường. Hiện tượng trên là do sữa mẹ để lại rất ít chất thải rắn để được bài tiết từ hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, ít đi ngòai không phải là dấu hiệu của bệnh táo bón và không cần thiết được xem là một vấn đề miễn là phân mềm (không rắn hơn bơ đậu phộng) , và theo cách khác con bạn bình thường, tăng cân đều đặn, và chăm sóc thường xuyên.
Nếu con bạn bú bình, bé nên có ít nhất 1 lần đi ngòai trong 1 ngày. Nếu ít hơn số lần trên và xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi do phân cứng, có thể bé đã bị táo bón. Hỏi ý kiến của bác sĩ khoa nhi để xử lý vấn đề.