Mối quan hệ giữa bạn và bé sẽ có những thay đổi đột ngột trong khoảng thời gian này
Với sinh nhật lần thứ ba của bé, những “tinh nghịch” của tuổi lên hai xem như chính thức kết thúc và “những năm tháng diệu kì” sẽ bắt đầu. Khoảng thời gian hai năm (bé ở tuổi lên ba và lên bốn) là khoảng thời gian thế giới của bé sẽ trở nên rộng lớn hơn bởi khả năng tưởng tượng và sự sáng tạo đầy sinh động trong trí óc non nớt của mình. Không còn là những đứa bé chập chững biết đi, bé của bạn sẽ trở nên độc lập hơn và cũng trong khoảng thời gian này, bé cũng dễ dàng có những phản ứng lại với những đứa trẻ xung quanh. Đây là độ tuổi thích hợp nhất để bạn đưa bé đến trường hoặc những nhóm tổ chức sân chơi cho bé, nơi mà bé có thể trải nghiệm những kĩ năng của bản thân trong khi học cách giao tiếp.
Trong suốt khoảng thời gian này, bé của bạn sẽ dần trở nên hiểu biết hơn về nhiều mặt, bao gồm cả việc rèn luyện vệ sinh cá nhân và học cách tự chăm sóc cho bản thân của mình. Kể từ lúc này bé đã có thể điều khiển những hoạt động của mình, bé có thể chơi nhiều trò chơi thể thao hơn. Lúc này, bé đã nắm vững hoàn toàn những bước cơ bản đầu tiên của ngôn ngữ và bắt đầu xây dựng ngày càng nhiều những từ vựng cho bản thân từ cuộc sống xung quanh mình. Ngôn ngữ cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tính cách của bé. Bé sẽ học cách để thể hiện những mong muốn và cảm xúc của mình bằng lời nói thay vì những hành động như túm lấy, đấm đá hoặc khóc lóc. Giúp bé làm quen với những kĩ năng mới để làm bé tự tin hơn là một trong những cách quan trọng bạn có thể hướng dẫn bé thực hiện những quy định của mình.
Mối quan hệ giữa bạn và bé sẽ có những thay đổi đột ngột trong khoảng thời gian này. Bé bắt đầu xem bạn là một cá thể khác với bản thân mình. Những cảm xúc và nhu cầu của bạn, bé bắt đầu có thể nhận thấy được. Khi bạn buồn, bé có thể biểu hiện sự thông cảm hoặc đề nghị được giải quyết vấn đề cùng với bạn. Nếu như bạn bực bội với một người nào đó, thì bé cũng sẽ “tuyên bố” không thích người ấy. Bé lúc nào cũng muốn làm bạn hài lòng và biết mình nên cư xử thế nào trong mỗi tình huống khác nhau. Cũng thời điểm này, bé có những đòi hỏi cho bản thân và thỉnh thoảng cố gắng “thỏa thuận” với bạn như kiểu: “Nếu con làm cái này cho ba (mẹ), thì ba (mẹ) sẽ làm cái kia cho con chứ?” Lúc này bạn chỉ đơn giản muốn bé hành động như mình mong muốn, nhưng sự cố gắng từ chối lời yêu cầu của bé có thể sẽ gây ra sự khó chịu, bởi chính sự yêu cầu đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ sự độc lập và nhận thức được sự công bằng của bé.