Sự bắt nạt

Hãy chỉ cho con bạn những cách tự bảo vệ mình khi bé gặp phải hành vi hung hăng này

 

Liệu có hay chăng ở trường mẫu giáo hay ở sân chơi, bắt nạt như là một việc xảy ra trong cuộc đời nhiều đứa trẻ mẫu giáo. Sự hung bạo xảy ra khi một đứa trẻ ức hiếp một đứa khác, và điều đó có thể diễn ra ở trường mẫu giáo hay trong khu xóm (tại những sân chơi hay trong công viên). Những đứa trẻ hay bị ăn hiếp thường nhỏ con hơn hay yếu đuối hơn, nhút nhát, và luôn cảm thấy vô dụng khi phải đối mặt với sự ức hiếp có thể bằng chân tay (như đấm, xô đẩy, đá, bóp cổ), bằng miệng (như những lới nói chọc ghẹo, chế nhạo, đe dọa, đáng ghét), hay trong xã hội (không kể những hoạt động).

Khi những đứa trẻ bị bắt nạt, chúng thường sợ không dám đi học.  Chúng có thể gặp khó khăn trong việc hứng thú đi học, và rên rỉ vì bị đau đầu hay đau bụng.  Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu được sự bắt nạt của bạn bè không phải là lỗi của trẻ.  Hãy chỉ cho con bạn những cách tự bảo vệ mình khi bé gặp phải hành vi hung hăng này.  Sau đây là một vài cách hiệu quả mà con bạn có thể áp dụng để bảo vệ bản thân:

  • Nhìn mạnh mẽ trực tiếp vào mắt đối phương
  • Đứng thẳng và giữ bình tĩnh
  • Bỏ đi
  • Nói (với giọng rắn rỏi) như là “Tao ghét những gì mày đang làm” hay “Làm ơn đừng nói với tao như vậy”

Hãy khích lệ trẻ luyện tập những cách thức này ở nhà để những cách này được nhuần nhuyễn khi chúng phản ứng.  Hơn nữa, cũng nên cho trẻ biết rằng khi bị bạn bè ức hiếp, trẻ có thể nói cho người lớn biết để họ giúp.  Đồng thời, bạn cũng cần nói thầy cô và những người giám sát biết việc chọc phá vẫn tiếp tục diễn ra, hãy yêu cầu họ ngăn nó lại khi họ thấy nó.  Khi bạn không có ở đó, một người lớn nên ở gần đó để có thể để ý và bảo vệ con bạn được an toàn.

Bây giờ, làm gì nếu con bạn là người hay ức hiếp kẻ khác?  Làm gì nếu con bạn ức hiếp những đứa trẻ khác ở trường và ở khu xóm?

Hãy thực hiện các bước sau để ngăn chặn hành vi này càng sớm càng tốt.  Việc bắt nạt phải được xem xét một cách nghiêm túc, và đây là lúc phải thay đổi những hành vi không ưa thích trước khi mọi việc trở nên tệ hơn.  Sau đây là một số hướng dẫn:

  • Hãy đặt ra giới hạn kiên định cho những hành vi hung bạo của trẻ.  Phải đảm bảo con bạn hiểu rằng hành vi ức hiếp bạn bè là không thể chấp nhận.
  • Phải là tấm gương tốt. Cho trẻ thấy trẻ có thể có những thứ trẻ cần mà không cần phải đe dọa hay chọc phá những đứa trẻ khác.
  • Khi bạn cần phải phạt trẻ vì hành vi của chúng, đừng sử dụng những phương pháp bạo lực hay la mắng, nhưng có thể làm mất đi đặc ân hay phần thưởng. Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu được hành vi đó không thể chấp nhận được.
  • Nếu bạn gặp rắc rối trong việc ngăn chặn hành vi bắt nạt người khác của trẻ, hãy tìm đến sự trợ giúp của thầy cô, nhà tư vấn, hay bác sĩ khoa nhi.

Viết một bình luận