Trong trường hợp khác, tiến trình điều khiển được bàng quang có thể cần một thời gian lâu hơn để phát triển, và trẻ có thể sẽ không nhận ra được khi nào thì bang quang của mình đầy, và đánh thức chúng dậy để đi vệ sinh.
Tất cả trẻ con đều tè dầm khi đang trong quá trình tập luyện việc đi vệ sinh vào ban đêm. Và ngay cả khi đi học mẫu giáo, bé có thể giữ cho giường khô được một vài ngày hoặc vài tuần, nhưng sau đó lại tè dầm trở lại, có lẽ đây là sự phản xạ đáp lại với những áp lực hoặc những thay đổi xung quanh bé. Khi việc này xả ra, đừng đặt nặng vấn đề lên nó. Đơn giản cứ cho trẻ mặc lại tả vào ban đêm một thời gian, nhưng đừng xem nó như là một hình phạt mà việc này chỉ có nghĩa là để giữ cho tấm khăn trải giường được khô. Khi mà áp lực về tâm lý có chiều hướng giảm, bé sẽ tự động ngưng tè dầm. Tuy nhiên, nếu nó vẫn còn tiếp tục dai dẳng thì bạn nên đi gặp bác sĩ nhi khoa.
Hầu hết các bé tè dầm liên tục thường không bao giờ có thể khô ráo vào mỗi đêm. Một số khác có thể là do bàng quang không bình thường, và vào lúc ba tuổi (và kể cả là 4 hoặc 5 tuổi ở một số trẻ), Chúng không thể trải qua một đêm mà không đi tiểu. Trong trường hợp khác, tiến trình điều khiển được bàng quang có thể cần một thời gian lâu hơn để phát triển, và trẻ có thể sẽ không nhận ra được khi nào thì bang quang của mình đầy, và đánh thức chúng dậy để đi vệ sinh.
Nếu như bé tè dầm một cách dai dẳng, thì có thể vấn đề này sẽ biến mất từ từ khi bé trưởng thành. Ở tuổi mẫu giáo thì không nên cho trẻ dùng thuốc, cũng như không nên phạt hoặc chế giễu bé. Bé không cố tình làm ướt giường; nó đơn giản cho thấy bé là người ngủ say. Hạn chế lượng nước mà bé hấp thụ và đánh thức bé dậy để đi vệ sinh cũng không hẳn là giải quyết được vấn đề, nhưng nó làm yên lòng bé rằng những việc đó “Chẳng có gì to tát cả!” và có thể giúp bé cảm thấy đỡ xấu hổ hơn. Và cũng hãy chắc chắn rằng việc tè dầm không phải là lỗi của bé và điều đó sẽ chấm dứt khi bé lớn lên. Nếu như trong gia đình có ai cũng tè dầm thì hãy cho bé biết nhằm giúp tháo gỡ bớt gánh nặng về tâm lý trên vai bé. Nếu mà chứng tè dầm vẫn còn tiếp tục sau khi bé 5 tuổi, bác sĩ nhi khoa sẽ giới thiệu cho bạn một trong số những chương trình điều trị.
Nếu một đứa trẻ đã hoàn tất việc tiến trình tập sử dụng toilet trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn, bỗng nhưng lại tè dầm lại, thì đó có thể là do thể trạng hoặc do cảm xúc gây nên. Như đã đươc nhắc đến, có thể những áp lực về tâm lý trong đời sống của trẻ đã góp phần tạo nên tình huống này hoặc có thể do cơ thể bé phản ứng lại với những thay đổi trong cuộc sống như việc có thêm một em bé trong gia đình, việc chuyển nhà đến một nơi khác hoặc cha mẹ ly dị. Nếu bé hay xảy ra các “tại nạn nhỏ” suốt cả ngày lẫn đêm, nước tiểu cứ liên tục nhỏ giọt, hoặc phàn nàn về việc cảm thấy nóng rát hay đau khi đi tiểu, thì bé có thể bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc những vấn đề y học khác. Trong các trường hợp này, bạn phải đi gặp bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.