Tật máy giật

một trẻ bị tật máy giật thật sự sẽ có chiều hướng ngày càng bộc lộ rõ vào cuối giai đoạn tuổi thơ ấu, thỉnh thoảng vào hai hoặc ba tuổi nhưng thường là ở giữa bảy và chín tuổi.

Những đứa trẻ bị tật này có những cử động tự phát hoặc co thắt cơ, thường ở mặt và cổ. Ngoài ra chúng còn có những biều hiện nháy mắt, nhún vai, mặt khó chịu và căng cổ.

(Cơ thỉnh thoảng giật một cách tự phát)

Một vài trẻ sơ sinh khỏe mạnh có thể tỏ ra bồn chồn, hoảng hốt mà chúng ta có thể dễ nhận thấy khi bé khóc.Chúng ta thường sẽ không thấy những cơn chấn động như vậy nữa sau hai tuần tuổi. Ngược lại, một trẻ bị tật máy giật thật sự sẽ có chiều hướng ngày càng bộc lộ rõ vào cuối giai đoạn tuổi thơ ấu, thỉnh thoảng vào hai hoặc ba tuổi nhưng thường là ở giữa bảy và chín tuổi. Những tật co giật này thường bắt đầu bất ngờ và có thể bị tăng quá mức do hậu quả của áp lực xã hội hay cơ thể. Những biểu hiện này có thể trở nên xấu hơn khi trẻ lo lắng hoặc căng thẳng và ít xảy ra hơn khi trẻ thoải mái thư giãn.

Sự rối loạn tật máy giật nghiêm trọng nhất là Hội chứng Tourette. Những đứa trẻ bị hội chứng này thường sẽ có một số tật máy giật cơ; bắt dầu trên gương mặt trước khi bị ảnh hưởng lâu dài ở những phần khác của cơ thể.Ngoài ra chúng cũng bị tật máy giật phát âm, như là phát ra từ hay cụm từ (đôi lúc bao gồm cả những từ tục tĩu), ho, nấc cục, sụt sịt và khụt khịt mũi. Những cử động cũng như âm thanh đặc biệt này sẽ thay đổi theo thời gian. Hội chứng Tourette thường đi kèm với những triệu chứng rối loạn khác bao gồm như chứng hiếu động thái quá, ADHD (rối loạn hiếu động thái quá thiếu tập trung), tư duy bị ám ảnh và hành động bị ép buộc.Nó thường xuất hiện vào mười năm đầu trong đời trẻ.

Hướng giải quyết

Bạn có thể thấy tật máy giật ở con bạn gây bực mình cho bạn và mặc dù bạn sẽ bị thôi thúc nói với bé rằng: “Ngừng lại ngay!”, nhưng những triệu chứng đó nằm ngoài giới hạn kiểm soát của con bạn. Thực tế là khi bạn gây sự chú ý đến những triệu chứng đó, chúng vẫn tiếp tục tồn tại và trở nên xấu đi hơn rất nhiều.

Nếu bác sĩ tâm lí của bạn tin rằng có một sự tác nhân tâm lí khiến cho tật máy giật ở con bạn trở nên tệ hơn thì chúng nên được chữa trị. Cố gắng làm giảm bớt căng thẳng, lo lắng và xung đột trong cuộc sống của bé sẽ có thể làm dịu đi sự dữ dội của tật máy giật này. Đối với Hội chứng Tourette, bác sĩ của bạn nên kê đơn thuốc hoặc chỉ dẫn cho bạn đến một chuyên gia đáng tin cậy để có thể điều chỉnh được tình hình.

Viết một bình luận