Sưng hạch bạch huyết thường biến mất sau khi căn bệnh gây ra chúng hết đi.
Hạch bạch huyết là một phần quan trọng trong hệ thống bảo vệ chống lại các bệnh viêm nhiễm và bệnh tật. Những hạch này bình thường chứa những nhóm tế bào gọi là tế bào bạch huyết hoạt động như là rào cản đối với bệnh nhiễm trùng. Tế bào bạch huyết sản xuất ra những chất gọi là kháng thể tiêu diệt hoặc chặn đứng những tế bào nhiễm trùng hoặc chất độc. Khi hạch bạch huyết trở nên lớn hoặc sưng phồng, thường nó có nghĩa là tế bào bạch huyết đã gia tăng theo số lượng lớn do bệnh nhiễm trùng hoặc những căn bệnh khác vì vậy chúng sẽ chuyển qua sản xuất thêm nhiều chất kháng thể. Ít khi các hạch bị sưng phồng, đặc biệt nếu nó kéo dài và không có bất kì dấu hiệu nào của chứng sưng viêm, như là đỏ lên hoặc đau, có thể suy ra là khối u.
Nếu trẻ có những hạch bị sưng, bạn sẽ cảm thấy chúng hoặc thậm chí sẽ thấy vết sưng. Khi chạm bạn sẽ thấy những cái hạch đó rất mềm. Khi bạn nhìn gần cái hạch bạn có thể tìm thấy chỗ nhiễm trùng hoặc tổn thương khiến chúng sưng lên. Ví dụ, bệnh đau họng thường khiến những hạch ở cổ sưng lên, hoặc nhiễm trùng trên cánh tay sẽ khiến hạch dưới cánh tay bị sưng. Đôi lúc bệnh này cũng giống như những bệnh thông thường khác bị gây ra bởi virus, khi đó hạch sẽ hơi sưng. Nói chung, bởi vì trẻ em có nhiều bệnh nhiễm trùng bị gây ra bởi virus hơn người lớn, hạch bạch huyết, đặc biệt là ở cổ, dường như phát triển nhiều hơn. Những hạch bị sưng ở cổ và trên xương quai xanh có thể là bệnh nhiễm trùng hoặc là khối u trong ngực, và nên được khám bởi bác sĩ càng sớm càng tốt.
ĐIỀU TRỊ
Trong hầu hết trường hợp chính, hạch sưng không nguy hiểm. Sưng hạch bạch huyết thường biến mất sau khi căn bệnh gây ra chúng hết đi. Những cái hạch sẽ dần dần trở nên bình thường sau một vài tuần. Bạn nên gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu trẻ có bất kì triệu chứng nào sau đây:
- Hạch bạch huyết sưng lên và đau hơn năm ngày.
- Sốt cao hơn 101 độ F (38.3 độ C)
- Những cái hạch bị sưng xuất hiện khắp cả cơ thể.
- Mệt mỏi, hôn mê, hoặc mất đi sự ngon miệng.
- Những cái hạch này lớn lên một cách nhanh chóng hoặc da phủ lên chúng trở nên đỏ hoặc tím.
Với bất kì bệnh nhiễm trùng nào, nếu đứa bé bị sốt hoặc đau, bạn có thể cho bé uống acetaminophen với liều lượng thích hợp theo cân nặng và độ tuổi cho đến khi bạn gặp bác sĩ nhi khoa. Khi bạn gọi, bác sĩ có lẽ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi để xác định nguyên nhân gây ra tình trang sưng tấy, vì vậy sẽ có ích nếu bạn kiểm tra trước một ít. Ví dụ, những hạch sưng ở vị trí quai hàm hay cổ, kiểm tra xem răng của bé có đau hay nướu bị viêm không, và hỏi bé xem còn bất kì đau nhức nào ở miệng hay họng không. Nói với bác sĩ bất kì dị ứng nào mà bé có với động vật (đặc biệt là mèo) hoặc ở những nơi có nhiều cây. Cũng kiểm tra những vết xước do động vật, vết cắn của côn trùng hoặc vết đốt gần đây coi có bị nhiễm trùng hay không.
Việc điều trị đối với hạch bị sưng phụ thuộc vào từng trường hợp. Nếu có sự nhiễm vi khuẩn đặc biệt nào gần da hoặc mô, thuốc kháng sinh sẽ làm sạch chúng, cho phép hạch dần dần trở lại kích cỡ bình thường. Nếu bản thân hạch bị nhiễm trùng, vết thương không chỉ cần thuốc kháng sinh mà còn cần cả băng gạc ấm để hạn chế sự nhiễm trùng, sau đó là phẫu thuật. Khi hoàn tất, những thứ được lấy từ vết thương sẽ được cấy để xác định nguyên nhân chính xác của sự nhiễm trùng. Làm việc này sẽ giúp bác sĩ chọn được thuốc kháng sinh phù hợp nhất.
Nếu bác sĩ khoa nhi không thể tìm ra nguyên nhân gây ra sưng tấy, hoặc nếu những hạch bị sưng không cải thiện sau khi điều trị thuốc kháng sinh thì sẽ cần kiểm tra nhiều hơn. Ví dụ, bệnh tăng hạch cầu đơn nhân do nhiễm có thể là vấn đề khó giải quyết nếu trẻ bị sốt và đau cổ họng (không phải khuẩn cầu chuỗi) rất yếu, và có những cái hạch bị sưng (nhưng không đỏ, nóng hoặc đau), mặc dù bệnh tăng hạch cầu đơn nhân do nhiễm thường xảy ra đối với trẻ lớn hơn. Những lần xét nghiệm đặc biệt có thể xác nhận sự chuẩn đoán này. Trong trường hợp nơi gây ra những hạch sưng không rõ ràng, bác sĩ nhi khoa sẽ làm những xét nghiệm về bậnh lao.
Nếu nguyên nhân của những cái hạch sưng tấy kéo dài mà không thể được tìm thấy bằng bất kì cách nào khác thì cần kiểm tra sinh tiết (lấy một mô nhỏ từ hạch) và xem xét dưới kính hiển vi. Trong những trường hợp hiếm, việc này sẽ tiết lộ chỗ sưng hoặc sự nhiễm nấm để yêu cầu sự điều trị đặc biệt.
PHÒNG BỆNH
Chỉ những hạch sưng bị gây ra bởi sự nhiễm trùng vi khuẩn mới có thể ngăn ngừa được trong các tế bào bao quanh. Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng, bạn có thể tránh những sự liên quan đến hạch bạch cầu bằng cách làm sạch những vết thương một cách phù hợp và nhận sự điều trị bằng thuốc kháng sinh sớm.