Điều quan trọng cuối cùng là người lớn phải nhận biết được mối quan hệ giữa trẻ và những anh chị ruột có thể là một trở ngại, đặc biệt nếu anh chị ruột của trẻ lớn hơn chúng ba đến bốn tuổi
Khi trẻ bốn tuổi, chúng nên có một cuộc sống hòa nhập và năng động với nhiều người bạn xung quanh và trẻ có thể có một người bạn thân. Lý tưởng nhất là trẻ sẽ có những người bạn hàng xóm hoặc những người bạn mà chúng hay gặp ở các lớp học mẫu giáo.
Sẽ như thế nào nếu con của chúng ta không đi học mẫu giáo và cũng không sống gần những gia đình khác? Và nếu con của người hàng xóm quá lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn con chúng ta thì sao? Trong những trường hợp này, chúng ta sẽ sắp xếp cho trẻ chơi ở những khu vực có trẻ em cùng lứa tuổi hay chơi. Công viên, sân chơi và những chương trình hoạt động dành cho trẻ mẫu giáo đều mang đến những cơ hội tốt nhất cho trẻ gặp gỡ bạn bè.
Một khi trẻ đã tìm thấy người bạn yêu thích, chúng ta cần chủ động khuyến khích những mối quan hệ thân thiết này. Khuyến khích trẻ rủ bạn về nhà chơi. Trẻ con cho rằng rất quan trọng khi “khoe” gia đình, nhà cửa và đồ chơi của mình cho những trẻ khác. Việc này giúp trẻ hình thành ý thức về sự tự hào bản thân. Một điều cần lưu ý, để trẻ cảm thấy tự hào, nhà cửa của trẻ không cần phải sang trọng với những món đồ chơi mắc tiền, điều trẻ cần là sự ấm áp và được đối xử nồng nhiệt.
Thật là quan trọng khi chúng ta nhận ra rằng ở độ tuổi này những đứa trẻ chơi cùng không chỉ đơn thuần là bạn của trẻ. Những người bạn này cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của trẻ. Trẻ ắt hẳn sẽ muốn bắt chước giống bạn, ngay cả trong suốt thời gian đó bạn của chúng hành động trái với những quy định và nguyên tắc mà chúng ta đã dạy cho trẻ từ khi sinh ra. Trẻ bắt đầu nhận ra rằng có nhiều ý kiến khác và những điều thú vị khác bên cạnh điều cha mẹ đã dạy, và trẻ có thể kiểm chứng những khám phá mới này bằng việc đòi hỏi những thứ mà chúng ta chưa bao giờ cho phép chúng làm, ví dụ những món đồ chơi, thức ăn, quần áo đó mà chúng chưa được thử hoặc việc cho phép xem một chương trình tivi nào đó.
Đừng thất vọng nếu mối quan hệ giữa bạn và trẻ thay đổi một cách đột ngột từ khi trẻ có những người bạn mới. Chẳng hạn, trong giai đoạn đầu của lứa tuổi này, trẻ có thể tỏ thái độ vô lễ với chúng ta. Khi chúng ta cố chỉ bảo cho trẻ nên làm cái mà chúng không muốn, thỉnh thoảng chúng bảo cha mẹ đừng nói nữa và đôi lúc còn cáu gắt với ta. Thật là khó để chấp nhận được thái độ này của con cái, nhưng đây cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy rằng trẻ đang học cách chống lạiquyền lực và chứng tỏ khả năng tự lập của mình. Một lần nữa, cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề trên là thể hiện thái độ phản đối, và chúng ta nên thảo luận với con cái những gì chúng đang nghĩ và cảm nhận. Chúng ta càng chìu chuộng trẻ chừng nào, càng khuyến khích trẻ tiếp tục cư xử với cha mẹ vô lễ chừng đó. Nhưng nếu phương pháp nhẹ nhàng này không hiệu quả, và chúng vẫn cố chấp cãi lời cha mẹ, hãy tỏ ra lạnh lùng với trẻ, đây là hình thức trừng phạt hiệu quả nhất.
Hãy nhớ là lúc này dù con bạn đang muốn khám phá những điều tốt lẫn điều xấu, ý thức đạo đức của chúng vẫn cực kì đơn giản. Vì thế khi trẻ vâng lời những nguyên tắc của cha mẹ một cách rập khuôn, điều đó không có nghĩa là chúng hiểu và chấp nhận những điều luật này, trẻ làm như vậy chỉ vì chúng muốn tránh hình phạt của cha mẹ. Ví dụ, khi trẻ làm vỡ một món đồ có giá trị, dù cố tình hay vô ý, trẻ vẫn tưởng mình hư hỏng. Quả thật, trẻ con cần được dạy sự khác nhau giữa tai nạn ngoài ý muốn và cố tình.
Để giúp trẻ nhận biết được sự khác biệt này, người lớn cần phân biệt cho trẻ thấy sự khác nhau giữa tính cách và hành vi của trẻ. Khi trẻ con nói hay làm một điều gì đó được cho là phạm lỗi, phải để chúng hiểu rằng chúng bị phạt là do một hàng động sai trái nào đó mà chúng đã làm, chứ không phải vì trẻ hư nên mới bị phạt. Thay vì nói với chúng rắng chúng rất là hư, người lớn nên phân tích cho trẻ tại sao hành động của chúng là sai, và phân biệt rõ ràng cho trẻ thấy sự khác nhau giữa tính cách và hành vi. Chẳng hạn, nếu trẻ bắt nạt một đứa em nhỏ, thay vì nói với chúng là con rất hư, hãy giải thích rằng điều đó là sai khi con làm người khác buồn. Khi trẻ con vô tình phạm lỗi, hãy dỗ dành trẻ và cho chúng hiểu bạn biết đó không phải là hành động cố ý. Cố gắng đừng tỏ ra thất vọng trước mặt trẻ, trẻ sẽ nghĩ rằng chúng ta khó chịu với chính bản thân chúng hơn là với những lỗi lầm của trẻ.
Một điều quan trọng khi giao nhiệm vụ cho những trẻ nhỏ chưa đến tuổi đi học, chúng ta phải biết những nhiệm vụ nào trẻ có thể đảm nhận được và sau đó nên khen ngợi trẻ nếu chúng hoàn thành công việc tốt. Trẻ sẵn sàng cho những công việc đơn giản như là phụ mẹ dọn bàn ăn và lau chùi phòng ngủ. Khi đi chơi cùng với gia đình, nhớ nói với trẻ rằng bạn mong muốn chúng ngoan ngõan và cư xử lễ phép và đừng quên tán thưởng trẻ nếu chúng tỏ ra vâng lời. Bên cạnh những nhiệm vụ trên, chúng ta nên để trẻ có nhiều cơ hội chơi với những trẻ khác, và nhớ nói với trẻ rằng bạn tự hào khi trẻ biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn bè xung quanh.
Điều quan trọng cuối cùng là người lớn phải nhận biết được mối quan hệ giữa trẻ và những anh chị ruột có thể là một trở ngại, đặc biệt nếu anh chị ruột của trẻ lớn hơn chúng ba đến bốn tuổi. Thường thì đứa trẻ bốn tuổi của chúng ta rất háo hức bắt chước những gì mà anh chị nó đang làm cho dù những đứa trẻ lớn có tỏ ra khó chịu vì bị làm phiền. Những trẻ lớn cảm thấy tức tối khi bị xâm phạm không gian riêng, bạn bè cũng bị làm phiền, từng việc làm đều bị làm phiền, và đặc biệt là phòng ngủ và đồ dùng của chúng cũng bị xâm chiếm. Người lớn thường trở thành người hòa giải cho những cuộc cãi nhau um sùm của bọn trẻ. Tìm kiếm một cách giải quyết có lợi cho cả hai bên thật là quan trọng. Hãy để cho trẻ lớn có thời gian riêng và không gian cũng như những họat động độc lập, nhưng cũng khuyến khích chúng dành thời gian chơi đùa cùng em nhỏ đúng nơi đúng chỗ. Những kì nghỉ của gia đình là cơ hội tốt nhất để phát huy mối quan hệ giữa những đứa trẻ theo chiều hướng tích cực và đây là cơ hội tốt để cho mỗi đứa trẻ có những họat động riêng và không gian riêng.