Nếu chúng ta muốn biết mức độ phát triển của sự tự tin của trẻ, hãy lắng nghe cách chúng nói chuyện với người lớn.
Như khi chúng ba tuổi, cuộc sống mơ mộng của đứa trẻ lên bốn sẽ vẫn rất đẹp. Tuy nhiên, lúc này, trẻ bắt đầu học cách phân biệt giữa thật và ảo, và chúng sẽ có khả năng quyết định tiến lên hoặc lùi về tùy vào từng trường hợp mà không cảm thấy bối rối nhiều.
Bởi vì mỗi đứa trẻ phát triển trong từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau, vì thế thật khó để đoán chính xác khi nào trẻ sẽ hòan thiện những kĩ năng cần thiết và chúng sẽ hoàn thiện những kĩ năng này như thế nào. Những cột mốc quan trọng của tiến trình phát triển của trẻ được liệt kê trong quyển sách này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về những thay đổi mà ta trông đợi khi trẻ lớn lên, nhưng cũng đừng lo lắng nếu sự phát triển của con cái đi theo một hướng khác hoặc chậm. Tuy nhiên, nên báo cho bác sĩ nhi khoa biết trong trường hợp con chúng ta có bất cứ những dấu hiệu nào sau đây về việc trì hoãn sự phát triển bình thường trong độ tuổi này.
- Tỏ ra vô cùng sợ sệt và có hành động nhút nhát
- Có những hành vi hung hăng cực kỳ
- Không thể sống xa cha mẹ
- Dễ bị rối trí và không thể tập trung vào bất cứ một hoạt động đơn lẻ nào hơn năm phút.
- Bày tỏ sự quan tâm trong khi chơi với các trẻ khác
- Từ chối trả lời mọi người xung quanh, hoặc chỉ trả lời một cách hời hợt.
- Hiếm khi mơ mộng hoặc bắt chước trong vở kịch
- Hầu như lúc nào cũng trông buồn bã
- Không tham gia vào các hoạt động đa dạng.
- Tránh tiếp xúc và dường như tách biệt với người lớn và bạn bè
- Không thể hiện nhiều cung bậc của cảm xúc
- Gặp trở ngại trong việc ăn uống, ngủ nghỉ và đi vệ sinh
- Không phân biệt được thật và ảo
- Thụ động khác thường.
- Không hiểu được câu mệnh lệnh sử dụng giới từ (“để tách trên bàn”; “Lấy trái banh dưới giường”)
- Không thể nói được họ và tên trẻ một cách chính xác
- Không sử dụng được thì quá khứ và số nhiều khi nói chuyện
- Không nói được những kinh nghiệm hoặc họat động hằng ngày của mình
- Không có thể xây dựng được một cái tòa nhà cao tầng đồ chơi với sáu đến tám hộp hình khối
- Không thỏai mái khi cầm bút chì màu
- Khó khăn khi thay quần áo
- Không thể đánh răng sạch sẽ
- Không thể rửa tay hoặc lau tay khô ráo.
Vì hiện nay những trò chơi giả trở nên chuyên nghiệp, nên đừng tỏ ra bất ngờ khi con bạn trải nghiệm những trò chơi ảo liên quan đến bạo lực. Những trò chơi chiến tranh, đấu rồng và ngay cả những trò đuổi bắt, tất cả đều thuộc về dạng trò chơi này. Một số ông bố bà mẹ nghiêm cấm con cái họ chơi với những cây súng đồ chơi mua ở ngoài cửa hàng, chỉ có thể tìm chơi những cây sung cắt, dán và làm bằng giấy cứng hoặc đơn giản là đưa ngón tay và bắn “ bằng, bằng”. Cha mẹ cũng không nên tỏ ra hoảng loạn với những thú tiêu khiển này. Không có bằng chứng gì cho thấy đứa trẻ chơi trò chơi sẽ trở nên người hung bạo. Một đứa trẻ con không biết gì về giết chóc và cái chết. Đối với chúng, những cây súng đồ chơi là thú vui tiêu khiển trong sáng thể hiện sự tranh đua và nâng giá trị của lòng tự trọng.
Nếu chúng ta muốn biết mức độ phát triển của sự tự tin của trẻ, hãy lắng nghe cách chúng nói chuyện với người lớn. Thay vì ngỗ nghịch như trẻ đã làm lúc hai, ba tuổi, chúng bây giờ có thể rất thân thiện, nói nhiều và tò mò. Đặc biệt, chúng có khuynh hướng nhạy cảm trước cảm xúc của người khác, đối với người lớn cũng như trẻ em, và thích làm mọi người xung quanh vui vẻ. Khi trẻ thấy ai đó buồn bã hoặc đau khổ, chúng sẽ tỏ ra đồng cảm và quan tâm. Điều này có thể được trẻ thể hiện bằng cách ôm một người nào đó hoặc xoa dịu nỗi đau của họ bởi vì đây cũng là điều trẻ mong muốn nhất khi chúng cảm thấy đau khổ hoặc không vui.
Ở độ tuổi bốn hoặc năm, trẻ con có thể cũng bắt đầu háo hức quan tâm đến vấn đề cơ bản về giới tính của chính bọn trẻ và của các bạn khác giới. Chúng có thể đặt câu hỏi nơi nào thì em bé được sinh ra và về những bộ phận của cơ thể liên quan đến sinh sản và bài tiết. Chúng cũng có thể muốn biết cơ thể của con trai và con gái khác nhau như thế nào. Khi đối mặt với những dạng câu hỏi này, trả lời đơn giản nhưng sử dụng đúng thuật ngữ khoa học. Ví dụ, một đứa trẻ bốn tuổi không cần biết chi tiết về sự giao cấu, nhưng chúng vẫn có thể tự nhiên đặt câu hỏi mà chúng biết có thể nhận được những câu trả lời chính xác và trực tiếp.
Cột mốc cảm xúc của trẻ ở cuối giai đoạn này
- Nhận thức được về bản năng giới tính.
- Có khả năng phân biệt được sự tưởng tượng với thực tế.
- Có đôi chút đòi hỏi, có đôi chút hăm hở hợp tác.
Cùng với sự phát triển bản năng giới tính, bé trai hầu như cũng nghịch “của quý” của mình và điều này cũng lý giải được rằng việc bé tò mò về những “của quý” của các bé khác. Đây không phải là những hành vi giới tính của người trưởng thành nhưng những dấu hiệu này thể hiện một sự tò mò bình thường và các bậc cha mẹ đừng có bất cứ sự trách mắng hay xử phạt gì hết.
Với những sự khám phá đó, các bậc cha mẹ nên làm gì để giới hạn? Đây thật sự là rắc rối của một gia đình. Có thể là tốt nhất khi không cư xử quá đối với bé tại tuổi này bởi vì đây là một điều bình thường nếu nó xảy ra vừa phải. Tuy nhiên, bé cần học cái nào thích hợp và cái nào thì không. Vì vậy, ví dụ như các bậc cha mẹ có thể quyết định nói cho bé là:
- Sự tò mò về các bộ phận sinh dục là tự nhiên và lành mạnh.
- Các trò chơi về giới tính hay sự khỏa thân là không được chấp nhận.
- Không một người nào bao gồm kể cả bạn thân hay người thân có thể chạm vào “của quý” của bé. Chỉ có ngoại lệ khi đây là bác sĩ hay y tá trong suốt quá trình kiểm tra sinh lý và là ba mẹ của bé khi họ tìm thấy được tác nhân của bất cứ sự không thoải mái hay vết thương nào mà bé phải chịu đựng trong bộ phận sinh lý.
Cùng thời gian này, trẻ cũng sẽ có hứng thú về giới tính trái chiều đối với cha mẹ. Một đứa bé gái 4 tuổi có thể được mong đợi là cạnh tranh với mẹ của bé để dành sự chú ý của người cha, cũng như vậy một bé trai có thể ganh tỵ để dành lấy sự chú ý của người mẹ. Việc cư xử này được gọi là cách cư xử phức cảm, là một phần bình thường trong sự phát triển cá nhân của cái tuổi này và sẽ biến mất bởi bản thân các bé nếu như các bậc cha mẹ biết chấp nhận và giải quyết những khó khăn mà không để bé phải lo lắng quá nhiều. Thật không cần thiết khi để bé cảm thấy bị đe dọa hay có một sự ghen tị nào.