Bé sẽ hăm hở chờ người đưa thư đến mỗi ngày, nhưng rồi bị lúng tung khi rác chỉ được dọn đi chỉ một ngày trong tuần.
Hầu hết thời gian trong ngày, bé sẽ hỏi những câu hỏi về những thứ xung quanh. Thường bắt đầu với câu hỏi “Tại sao con phải …?” và bé sẽ rất quan tâm đến câu trả lời cuả bạn vì bé nghĩ nó là những câu hỏi đơn giản và đúng vấn đề bé quan tâm. Đừng bao giờ nghĩ là bạn phải trả lời nó một cách tỉ mỉ đến mức không cần thiết vì bé không thể nào nắm bắt được và cũng sẽ chẳng có hứng thú gì với cách trả lời đó. Và nếu bạn thật sự muốn chọn cách này, bạn làm bé bắt đầu sợ hãi, mất hứng thú với câu trả lời cuả bạn. Và sự hứng thú sẽ chuyển sang những trò giải trí khác, như là những đồ chơi trong phòng, hay cảnh xe cộ chạy qua lại bên ngoài. Thay vào đó, hãy trả lời kiểu như “Vì nó tốt cho con” hay là “Con sẽ không bị đau nếu làm như thế” để bé có thể dễ dàng hiểu hơn
Việc trừu tượng hoá những câu hỏi “tại sao” cuả con bạn có thể làm vấn đề trở nên khó khăn hơn, có thể một ngày bé sẽ hỏi rất nhiều lần và một số không ích đó không có câu trả lời xách đáng. Nếu câu hỏi là “Tại sao mặt trời lại chiếu sáng?” hay “Tại sao con cún đó không thể nói chuyện được với con?” thì bạn có thể trả lời là bạn không biết hay đưa con bé những cuốn sách về mặt trời hoặc về loài thú để bé có thể tìm hiểu điều bé đang hỏi. Hãy chắc chắn là bạn đang đón nhận những câu hỏi đó một cách rất nghiêm túc. Vì nếu bạn làm vậy, con bạn sẽ được bổ sung thêm kiến thức và bé biết cách hiểu tốt hơn vấn đề.
Khi bé lên ba bắt đầu đối mặt với những thử thách trong vấn đề học hỏi, bạn sẽ thấy những lý luận cuả bé vẫn chỉ là môt mặt cuả vấn đề mà thôi. Bởi thế, bé không thể nào thấy và giải quyết vấn đề theo nhiều khía cạnh cùng một lúc. Đơn cử như, nếu bạn đổ 2 cốc nước y như nhau vào 2 chiếc cốc với hình dáng hoàn toàn khác nhau. Một chiếc cốc to và thấp và chiếc còn lại thì dài và hẹp về bề ngang. Rất có thể bé sẽ trả lời chiếc cốc to và thấp chưa ít nước hơn chiếc dài và hẹp. Thậm chí, dù bé thấy 2 chiếc cốc ngang bằng nhau ban đầu, thấy cả việc bạn đổ nước vào 2 chiếc cốc khác nhau thì câu trả lời cuả bé cũng như vậy mà thôi.
Bởi theo suy nghĩ cuả bé, chiếc cốc cao hơn thì sẽ to hơn và vì vậy nó phải chứa nhiều nước hơn. Giai đoạn năm thứ 7,bé mới hiểu rằng bé phải nhìn vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau để đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh.
Cũng ở 3 năm đầu đời, ý thức về thời gian của bé cũng tốt lên. Bé nhận biết được những thói quen cuả mình đồng thời cố gắng để ý thói quen cuả mọi thành viên trong gia đình. Ví dụ, bé sẽ hăm hở chờ người đưa thư đến mỗi ngày, nhưng rồi bị lúng tung khi rác chỉ được dọn đi chỉ một ngày trong tuần. Bé sẽ hiểu rằng những sự kiện như kì nghỉ, sinh nhật,.. chỉ được diễn ra 1 lần trong một khoàng thời gian ngắn, nhưng cho dù bé có nói bạn biết bé bao nhiêu tuổi đi nữa thì bé thật sự chưa biết khoảng thời gian 1 năm thật sự là gì.
Nhưng nếu bạn vẫn còn băn khoăn về sự phát triển của đứa con lên ba mình, nên tìm đến bác sĩ nhi khoa. Nếu nhận thấy sự băn khoăn của bạn là đúng, bác sĩ sẽ có những làm một số kiểm tra cần thiết cho con bạn.