Khi bé đang mô tả “quái vật” trong giấc mơ, ví dụ, hãy hỏi bé con quái vật đó giận dữ hay thân thiện. Hỏi bé về màu sắc con quái vật, nơi nó ở và nó có bạn hay không.
Lúc lên ba, trẻ của bạn nên có một vốn từ linh hoạt khoảng ba trăm hay nhiều hơn. Bé sẽ có khả năng nói chuyện với những câu có đến ba hay bốn từ và bắt chước hầu hết những giọng nói của người lớn. Vào các giai đoạn đó, dường như bé sẽ liên tục nói huyên thuyên- một hiện tượng thỉnh thoảng có lẽ sẽ quấy rầy bạn nhưng điều đó là cần thiết đối với việc học từ mới của bé và có được kinh nghiệm trong việc sử dụng và suy nghĩ với chúng. Ngôn ngữ cho phép bé diễn đạt ý nghĩ của mình, bé càng nâng cao khả năng nói và hiểu từ, bé sẽ càng có nhiều công cụ để suy nghĩ, sáng tạo và nói cho bạn nghe về nó.
Bạn có thề nên quan sát cách con mình sử dụng ngôn ngữ để giúp bé hiểu và tham gia vào mọi thứ đang diễn ra xung quanh bé. Ví dụ như, bé có thể kể tên hầu hết những vật dụng quen thuộc và bé sẽ tự do hỏi “Đây là cái gì ?” khi bé không thể gọi tên chúng. Bạn có thể giúp bé mở rộng vốn từ bằng cách cung cấp thêm từ ngay cả khi bé không yêu cầu. Chẳng hạn, nếu bé chỉ vào một chiếc xe hơi và nói “ Xe to”, bạn có thể trả lời “Đúng rồi, đó là một chiếc xe hơi màu xám to. Con hãy nhìn xem bề mặt xe sáng bóng thế nào.” Hoặc nếu bé đang giúp bạn hái hoa, hãy miêu tả mỗi bông hoa bé thu nhặt được “ Đó là một bông cúc trắng và vàng đẹp, và kia là một cây phong lữ hồng.”
Bạn cũng có thể giúp bé sử dụng từ để diễn tả vật và ý kiến bé không thể nhận ra. Khi bé đang mô tả “quái vật” trong giấc mơ, ví dụ, hãy hỏi bé con quái vật đó giận dữ hay thân thiện. Hỏi bé về màu sắc con quái vật, nơi nó ở và nó có bạn hay không. Điều này không chỉ giúp con bạn dùng từ mà còn khái niệm trừu tượng
Trẻ lên ba cũng sẽ học cách sử dụng những từ xưng hô như “tôi”, “của tôi”, “bạn”. Những từ này có vẻ đơn giản nhưng nó hoàn toàn không dễ để nắm bắt, bởi vì họ biết nơi mà cơ thể, tài sản hay quyền lực cuả người này bắt đầu thì cũng là lúc của người khác bắt đầu. Và để làm vấn đề thêm chút phức tạp, những giới hạn này thay đổi tuỳ thuộc vào đối phương. Thường thì bé xưng tên thay vì xưng “con”. Hay khi nói chuyện với bạn, bé sẽ gọi là “Mẹ yêu” thay vì gọi là “mẹ”. Nếu bạn cố gắng sửa lỗi cho bé (ví dụ như gợi ý nói một cách trang trọng “Con muốn một cái bánh”) thì bạn chỉ làm rối bé thêm mà thôi, vì bé sẽ nghĩ bạn đang nói về chính bạn, chứ không phải đang nói với bé. Thay vào đó, hãy dùng những từ ngữ phù hợp và chính xác khi nói với bé. Ví dụ, hãy nói “hãy tới đây với mẹ” hay vì nói “ mẹ muốn con đến đây”. Việc này không chỉ giúp bé biết cách sử dụng đúng từ ngừ mà còn giúp bé hình thành một thói quen, một phong thái như mẹ.
Ở lứa tuổi này, những gì bé nói cần phải rõ ràng để cả người lạ có thể hiểu những gì bé nói. Có thể bé sẽ phát âm sai một vài chỗ dễ mắc lỗi nhất. Ví dụ như v thành d, tr thành ch … Đây là vấn đề thường gặp ở gặp ở độ trẻ lên ba nhưng chỉ vài tháng sau đó để cải thiện vấn đề này.
Nếu khả năng ngôn ngữ của con bạn phát triển chậm so với những bạn cùng lứa, đồng thời có những hành vi như là việc tách biệt với xung quanh, ít có những sở thích, có những hành động lập đi lập lại nhiều lần thì nên đưa bé đến chuyên gia chuẩn đoán chứng bệnh tự kỉ (ASD). Một khi trẻ bị bệnh được phát hiện và chữa trị sớm thì khả năng hồi phục càng cao.