Khi có một bé khác làm điều tương tự, hãy chỉ cho bé thấy và giải thích lại những điều đó, đồng thời cũng gợi ý những cách để giải quyết tình huống đó theo hướng không bạo lực.
Ở độ tuổi này, bé sẽ không còn ích kỉ như lúc bé lên hai. Bé cũng sẽ ít phụ thuộc vào bạn hơn, cụ thể là khả năng nhận thức sẽ tốt hơn. Bây giờ bé chơi với bạn với độ tương tác nhiều hơn. Bé sẽ nhận ra không phải ai cũng có thể nghĩ ra một cách chính xác những gì bé nghĩ, và mỗi người bạn chơi cùng bé đều có những ý tưởng độc đáo riêng, nhưng chỉ có vài ý tưởng thật sự thu hút được bé mà thôi. Rồi bé sẽ đi đến chơi cùng những đứa trẻ khác để chúng có thể làm bạn với nhau. Cũng như việc bé có những người bạn, bé sẽ cảm thấy mình cũng có những thứ giống như bạn mình. Điều này là một thúc đẩy quan trọng trong việc hình thành tính tự trọng cuả bé.
Điều đáng mừng là: bé sẽ thôi tranh giành với các bạn nữa, thay vào đó là bé sẽ hoàn thuận với các bạn hơn khi chơi chung với nhau. Bởi vì bé đã biết cách quan tâm và chú ý đến các những hành động và cảm xúc của mọi người hơn. Rồi bé cũng sẽ phân chia đồ chơi cho các bạn trong nhóm, việc mà bé ít khi nào làm. Thay vì cố tìm mọi cách vòi vĩnh cho bằng được, bé đã biết cách xin lễ phép hơn. Kết quả là bạn có thể tìm thấy những hành động bớt ngỗ ngược hơn và ngoan hơn từ bé. Thường thì trẻ lên ba đã có thể đưa ra những giải pháp cho tranh chấp bằng việc phân chia đồ chơi hợp lí.
Tuy nhiên, thường thì lúc bắt đầu, bạn cần phải khuyến khích sự hợp tác cuả bé. Ví dụ, bạn có thể đề xuất bé nên nói chuyện thay vì sử dụng hành động bạo lực. Đồng thời, nhắc bé là khi đang chơi chung đồ chơi, người này chơi xong rồi tới người kia. Hãy gợi ý cho bé những cách giải quyết khi cả hai cùng muốn một món đồ chơi, có thể là nhường cho ai chơi trước rồi người còn lại chơi gì đó trong lúc chờ đợi. Nhưng cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhưng cũng có thể dùng thử. Giúp bé sử dụng từ ngữ thích hợp để diễn tả cảm xúc và mong muốn để bé không phải ức chế khi không thể tìm ra từ ngữ. Cho bé thấy bạn làm cách nào để giải quyết những xung đột một cách êm thấm nhất. Nếu bạn là người nóng tính, cố gắng kiềm chế nó khi ở trước mặt bé. Nếu không, bé sẽ bắt chước cách cư xử không tốt của bạn khi bé cảm thấy bực tức.
Tuy nhiên, những gì bạn làm có thể khiến cho những cơn giận dữ và đau buồn của bé trở nên thường xuyên hơn. Một khi điều đó xảy ra, cố gắng kiềm chế bé, nếu không được thì nhanh chóng đưa bé đi nơi khác. Thủ thỉ những cảm xúc đó với bé và giải thích lý do tại sao bé lại như thế. Chứng tỏ với bé là bạn hiểu và thông cảm điều này nhưng việc giải quyết mọi thứ bằng tay chân là điều hoàn toàn không tốt.
Khi có một bé khác làm điều tương tự, hãy chỉ cho bé thấy và giải thích lại những điều đó, đồng thời cũng gợi ý những cách để giải quyết tình huống đó theo hướng không bạo lực. Cuối cùng, nếu bé cư xử không đúng với bạn mình, bắt bé xin lỗi người bạn đó. Tuy nhiên, lời xin lỗi có thể không đủ sức để bé có thể sữa lỗi thật sự, bé cần phải biết lý do tại sao bé phải nói lời xin lỗi. Dĩ nhiên, bé không thể nào hiểu ngay được, hãy cho bé thời gian, nó sẽ giúp bé hiểu ra vấn đề thôi.
Thật vậy, những thú vui bình thường của trẻ lên ba sẽ giúp kiềm chế sự hiếu chiến của trẻ ở mức thấp nhất. Bé dành hầu hết thời gian vào những hoạt động bổ ích – thứ giúp bé dễ vui chơi với bạn hơn thay vì chỉ tập trung vào chơi game hay đồ chơi. Bạn cũng thấy được một điều, bé và những người bạn thích phân chia nhiều vai cho nhau, sau đó thì bắt đầu trò chơi sử dụng trí tưởng tượng và những vật dụng trong nhà. Điều này giúp bé phát triển những kĩ năng xã hội quan trọng như là: chơi theo lượt, tập trung sự chú ý, kĩ năng giao tiếp (thông qua những hành động, những biểu hiện và cả từ ngữ), và kĩ năng đối đáp lại hành động của người khác. Còn có một lợi ích khác nữa: với việc đóng giả những vai như Batman, siêu nhân hay Bà tiên, bé sẽ có cơ hội phát triển những kĩ năng xã hội phức tạp hơn.
Với việc đứng xem bé chơi trò nhập vai như thế, bạn cũng sẽ thấy bé bắt đầu nhận thức được giới tính của mình. Như việc nhập vai những người thân trong gia đình, con trai sẽ tự nhiên nhận vai bố và bé gái sẽ là mẹ, đó là những nhận thức từ những gì bé quan sát được từ gia đình và cuộc sống bên ngoài. Ở lứa tuổi này, con trai bạn sẽ bám theo bố, anh trai, hay những cậu con trai khác hàng xóm. Ngược lại, con gái sẽ theo “phe” của mẹ, chị và những bé gái khác.
Nghiên cứu cho thấy một trong số những sự khác biệt trong phát triển và trong cách cư xử thường để phân biệt con trai với con gái thì được xác định một sách sinh học. Ví dụ: một số ít cậu bé ở độ tuổi chưa đến trường có xu hướng hung hăng hơn, trong khi những bé gái thì thích “tám” hơn. Tuy nhiên, hầu hết những đặc trưng liên quan đến giới tính ở độ tuổi này thường chịu ảnh hưởng bởi văn hóa và gia đình nhiều hơn. Thậm chí nếu cha mẹ làm việc và có trách nhiệm với con cái như nhau, con bạn cũng sẽ tìm thấy vai trò của nam và nữ theo tập quán trên báo, tạp chí, và từ gia đình của những người bạn, người hàng xóm. Con gái bạn sẽ được mọi người khuyến khích chơi búp bê, những món quà đầy ý nghiã từ bà con. Con trai theo một lẽ dĩ nhiên sẽ không được chơi búp bê (mặc dù khi chập chững bước đi, hầu hết các cậu con trai thường rất thích), thay vào đó là những trò chơi mạnh mẽ và những môn thể thao. Thường, bé gái mà thích chơi trò mạnh mẽ thì được gọi là “Tomboy”, nhưng nếu con trai như vậy thì sẽ là mạnh bạo và dẻo dai. Không có gì ngạc nhiên khi bé hiểu được sự công nhận của điều này và biết