Sự phát triển cảm xúc

Một số trẻ tin vào sự tồn tại của người bạn này trong thời gian khoảng 6 tháng, một số thì lại thay người chơi cùng mỗi ngày, trong khi một số khác lại không bao giờ có hoặc chúng thích những con vật tưởng tượng hơn

Khoảng thời gian của năm thứ ba đầu đời đầy màu sắc và những điều ký ảo sẽ giúp bé khám phá và biết đến một lượng lớn cảm xúc, từ cảm giác yêu thương, cảm giác lệ thuộc đến giận dữ, phản kháng và sợ hãi. Bé không chỉ nhận ra những sắc thái cảm xúc khác nhau của bản thân mà còn thình thoảng lồng tình cảm và sự sống cho những vật vô tri như cái cây, cái đồng hồ, cái xe tải hoặc mặt trăng. Ví dụ bạn thử hỏi bé tại sao mặt trăng lại mọc vào mỗi tối và rất có thể bé sẽ trả lời với bạn rằng: “Mặt trăng mọc là để nói lời chào với con.”

Theo thời gian, những đứa trẻ ở lứa tuổi chưa đến trường có thể sẽ giới thiệu bạn với một trong những người bạn tưởng tượng của bé.  Một số trẻ tin vào sự tồn tại của người bạn này trong thời gian khoảng 6 tháng, một số thì lại thay người chơi cùng mỗi ngày, trong khi một số khác lại không bao giờ có hoặc chúng thích những con vật tưởng tượng hơn.  Đừng quan tâm đến những người bạn tưởng tượng này vì chúng không phải là dấu hiệu của sự cô đơn hay là cảm giác thất vọng; thật ra đây là một cách rất sáng tạo để con bạn có thể hình dung ra các hoạt động khác nhau như các cuộc đối thoại, các hành vi và cả những cảm xúc…

Bạn cũng phải để ý là, trong suốt thời gian của ngày, bé sẽ bay bổng tự do giữa tưởng tượng và thực tế.  Lúc này có thể bé  dồn hết tâm trí của mình đến thế giới tưởng tượng đó đến nỗi mà bé không thể biết được nơi nào là nơi mà thế giới đó kết thúc và hiện tại bắt đầu.  Những ấn tượng do trí tưởng tượng của bé có thể ảnh hưởng đến cả đời sống thật.  Chẳng hạn đến một tối bé đến bên bàn ăn và cố thuyết phục bạn rằng bé chính là cô bé Lọ Lem trong câu chuyện cổ tích; một ngày khác bé lại đến nức nở với bạn sau khi nghe một cậu chuyện ma và bé tin là nó có thật.

Đây chính là lúc cần thiết phải trấn an bé khi bé cảm thấy sợ hãi hoặc thất vọng bởi các sự cố do việc tưởng tượng gây ra, hãy cẩn thận đừng nên xem thường hoặc chế giễu bé.  Giai đoạn này của sự phát triển cảm xúc là bình thường và cần thiết và nên được khuyến khích.  Quan trọng hơn hết, là không bao giờ nói với bé rằng sẽ nhốt bé lại nếu bé không chịu ăn cơm hay là sẽ bỏ bé lại phía sau nếu bé không nhanh lên.  Bé sẽ tin đó là sự thật và sẽ cảm thấy rất sợ hãi suốt cả ngày hôm đó hoặc lâu hơn.

Thỉnh thoảng, bạn nên tham gia vào các trò chơi tưởng tượng cùng bé.  Bằng cách này, bạn có thể giúp bé tìm ra một cách mới để bộc lộc cảm xúc của mình và thậm chí còn có thể giải quyết được một số vấn đề.  Ví dụ, bạn có thể thử đề nghị với bé là cho con búp bê của bé đi học để thử xem bé cảm thấy như thế nào về việc đến trường.  Tuy nhiên đừng khăng khăng đòi tham gia vào trò chơi tưởng tượng của trẻ.  Một phần của niềm vui khi tưởng tượng là bé có thể tự mình điều khiển được các câu chuyện tưởng tượng của mình, bạn chỉ nên đưa ra cho bé một cái ý tưởng để làm sườn và đứng lùi lại để cho bé tự do tạo dựng và phát triển nó theo cách mà bé muốn.  Và nếu bé muốn bạn chơi cùng thì bạn hãy giữ cho vai diễn của mình diễn một cách điềm đạm thôi.  Hãy để cho thế giới của sự tưởng tượng là nơi mà bé có thể điều khiển tất cả mọi thứ.

Trở về với thế giới thực, hãy để cho trẻ biết rằng bạn rất tự hào về tính độc lập và sang tạo mới của bé.  Nói với bé, lắng nghe những gì bé nói và cho bé thấy rằng bạn coi trọng ý kiến của bé.

Cho bé sự lựa chọn bất cứ khi nào có thể – trong thức ăn mà bé ăn, quần áo mà bé mặc, trò chơi mà bạn chơi cùng.  Làm như vậy sẽ cho bé biết cảm giác quan trọng và giúp bé tạo ra những quyết định. Tuy nhiên cũng hãy giữ cho những ý kiến của bé thật đơn giản.  Ví dụ như khi bạn đến nhà hàng, hãy thu hẹp sự lựa chọn của bé xuống từ hai đến ba món ăn.  Nếu không bé có thể sẽ bị choáng ngợp và không thể quyết định được. (một chuyến đi đến tiệm kem hay cửa hàng  ya-ourt đông lạnh có nhiều mùi vị có thể trở nên khổ sở nếu bạn không giới hạn sự lựa chọn của bé.)

CÁC CỘT MỐC CẢM XÚC VÀO CUỐI THỜI KÌ NÀY.

  • Tưởng tượng tất cả các hình ảnh không quen thuộc đều là “quái vật”.
  • Xem bản thân như một cơ thể thống nhất gồm thân xác, trí tuệ và cảm xúc.
  • Thường xuyên không phân biệt được giữa mộng ảo và thực tại.

Vậy đâu là cách tiếp cận tốt nhất?  Ngoại trừ những gì chúng ta đã nói ở trên, một trong những cách tốt nhất để nuôi dưỡng tính độc lập của bé là duy trì quyền kiểm soát khá vững chắc trên từng phần trong cuộc sống của bé, đồng thời cũng cho bé một chút tự do.  Phải cho bé biết là bạn vẫn còn đang là người cầm quyền và bạn không mong muốn bé thực hiện những quyết định quá lớn.  Khi bạn thách bé dám leo lên một cái cây và bé sợ đó chính là lúc mà bé cảm thấy rất dễ chịu nếu được bạn nói “không được” với mình vì như vậy bé sẽ không phãi thừa nhận nỗi sợ hãi của mình.  Khi mà bé đã chinh phục được các mối lo ngại ban đầu của mình và trở nên có trách nhiệm hơn với các quyết định của mình, thì tự nhiên bạn sẽ cho bé nhiều quyền quyết định hơn. Vào những khoảng thời gian khó khăn, bé rất cần được làm cho bé cảm thấy sự an toàn và được bảo vệ

Viết một bình luận