Phát triển trí não cho trẻ 2 tuổi

Cơ thể có vẻ phát triển chậm nhưng chính thời kì này, trí não của trẻ đạt tốc độ phát triển cao nhất

Hai tuổi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển bộ não của trẻ. Cơ thể có vẻ phát triển chậm nhưng chính thời kì này, trí não của trẻ đạt tốc độ phát triển cao nhất. Như từ khi trẻ còn sơ sinh, bạn luôn tìm cách kích thích trí não trẻ, hãy tiếp tục trong thời điểm cốt yếu này.

Và đây là một số gợi ý cho bạn:

  • Khuyến kích những trò chơi sáng tạo, lắp ráp, xây dựng và vẽ tranh. Cung cấp đầy đủ thời gian và dụng cụ cho trẻ.
  • Quan tâm tới tâm trạng của trẻ. Khi trẻ buồn, hãy động viên, khích lệ. Cách dạy bảo nên dùng lời nói, chỉ dẫn. Không nên la hét, đánh hay lắc mạnh trẻ.
  • Ôm trẻ, những cử chỉ yêu thương để hình thành cảm giác an toàn, bình yên nơi trẻ.
  • Trò chuyện thường xuyên với trẻ, sử dụng cách nói của người lớn. Nói chậm rãi và cho thời gian để trẻ trả lời. Đừng lặp lại những từ như “ừ”,”vậy à” vì trẻ sẽ nhận ra bạn không thực sự nghe nó. Thay vào đó, hãy phát triển vốn từ cho trẻ.
  • Đọc sách cho trẻ mỗi ngày. Chọn những sách khuyến khích trẻ chỉ vào tranh, hình ảnh, những cuốn có vần điệu, âm hưởng hay sách dành cho em bé.
  • Nếu được, nói ngoại ngữ mà bạn biết với bé.
  • Giới thiệu trẻ với nhạc cụ (piano đồ chơi, trống…). Khả năng âm nhạc sẽ giúp ích cho môn toán và kĩ năng giải quyết vấn đề.
  • Cho trẻ nghe những bản nhạc dịu êm và sâu lắng.
  • Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ.
  • Dành thời gian riêng bên trẻ mỗi ngày.
  • Cho trẻ những sự chọn lựa đơn giản (như bơ đậu phộng hay pho-mát? Áo đỏ hay vàng?)
  • Giúp trẻ sử dụng từ ngữ để diễn tả cảm xúc như vui buồn, hờn giận hay sợ sệt.
  • Giới hạn thời gian trẻ xem tivi, không cho coi những phim hoạt hình bạo lực. Theo dõi chương trình trẻ xem và bàn luận về bộ phim với trẻ. Đừng coi Tivi là một người trông trẻ.
  • Cho trẻ tham gia hoạt động xã hội như chơi với những trẻ cùng lứa, hoạt động ngoài trời.
  • Ghi nhận những sở thích của trẻ.
  • Chắc rằng những người chăm sóc hiểu được tầm quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ yêu thương, dễ chịu với trẻ.
  • Chơi với trẻ mỗi ngày.

Ÿ  Chọn những nơi trông trẻ nhiệt tình, yêu trẻ, mô phạm và an toàn. Thăm trẻ thường xuyên để đánh giá chất lượng và góp ý về phương thức dạy dỗ trẻ.

Viết một bình luận