Ở một vài trẻ nói cà lăm, cường độ giọng nói có thể tăng khi bé lặp lại âm tiết hay âm thanh, hay bé có thể mở miệng nói nhưng không có gì phát ra trong một lát.
Nhiều bậc cha mẹ trải qua mối lo âu về việc nói cà lăm của con mình, dù là những mối quan tâm thường không cần thiết. Xét cho cùng, cũng khá phổ biến đối với trẻ em khi chúng lặp lại những tiết, âm hay nhưng từ ngữ một cách thỉnh thoảng hoặc ngập ngừng giữa các từ trong độ tuổi hai hay ba. Hầu hết bọn trẻ không bao giờ nhận ra chúng đang nói sai và chúng sẽ phát triển điều này mà không có sự giúp đỡ đặc biệt nào. Chỉ khi khuôn mẫu này vẫn tiếp tục tồn tại trong một giai đoạn dài (nhiều hơn hai hay ba tháng) và cản trở sự giao tiếp mới thực sự được xem là nói cà lăm.
Khoảng một trong hai mươi trẻ em trong tuổi đi học nói lắp bắp vào vài thời điểm, hầu hết thường giữa độ tuổi hai hoặc ba, khi ngôn ngữ đang được phát triển với một sự tác động ở con trai lớn hơn gấp ba con gái. Nguyên nhân thì không xác định được. Vài trẻ em có thể có vấn đề về cách học quyết định thời gian thông thường và nhịp điệu của lời nói, nhưng đa số không có vấn đề về y học hay phát triển. Nói lắp bắp có thể tăng khi một đứa trẻ lo âu, mệt mỏi, bị ốm hay khi bé thấy thích thú và cố gắng nói khá nhanh. Một vài đứa trẻ nói lắp bắp khi học quá nhiều từ mới trong cùng một lúc. Vào các thời điểm khác, suy nghĩ của một đứa bé sẽ đi trước lời nói của nó và khi nói giữa chừng bé sẽ bỏ qua những gì định nói. Lặp lại một âm thanh hay một từ cho phép bé bắt kịp. Ở một vài trẻ nói cà lăm, cường độ giọng nói có thể tăng khi bé lặp lại âm tiết hay âm thanh, hay bé có thể mở miệng nói nhưng không có gì phát ra trong một lát.
Càng nản chí về việc nói cà lăm của mình, bé sẽ càng gặp nhiều vấn đề với nó. Do đó, phương pháp tốt nhất cho cha mẹ là đơn giản phớt lờ việc đó. Lắng nghe bé nói, nhưng đừng sửa sai bé. Đừng ngắt lời hay kết thúc câu cho bé, hãy làm nó rõ hơn qua ngôn ngữ cơ thể của bạn những điều bạn quan tâm lắng nghe. Trong cùng một lúc, bạn có thể làm một ví dụ đơn giản bằng cách chuyện trò bình tĩnh và chính xác, sử dụng ngôn ngữ đơn giản khi nói chuyện với bé. Nó cũng có thể giúp ích nếu bạn làm chậm toàn bộ nhịp độ tiến triển của người trong nhà bạn, bao gồm cả tốc độ khi bạn nói; chính tốc độ chậm hơn trong lời nói của chính bạn sẽ có ích hơn việc bạn bảo bé cần nói chậm lại.
Bạn cũng nên dành ra vài khoảng thời gian thoải mái mỗi ngày để chơi đùa và trò chuyện nhẹ nhàng với con mình, hãy dành cho bé tất cả sự quan tâm mà không có sự sao nhãng nào và hãy để bé quyết định những hoạt động nào bạn và bé sẽ cùng nhau làm. Bạn có thề xây dựng cho bé lòng tự trọng và sự tự tin bằng cách tán dương bé qua tất cả những hoạt động bé đang làm đúng, và trong khi đó đừng thu hút sự chú ý tới sự khó khăn về lời nói của bé. Đừng tỏ ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nạn bị quấy rầy, nản lòng hay xấu hổ vì bé nói lắp (tránh những phát biểu như “Nói chậm lại!”, “Lần này nói lại rõ hơn!” hay “Nghỉ ngơi!”), và chứng tỏ bạn đang hoan nghênh bé. Bên cạnh đó, hãy ủng hộ thêm nữa những gì bé làm đúng. Trong một môi trường của sự hoan nghênh, mối lo âu kết hợp với việc nói cà lăm sẽ được giảm bớt, điều này sẽ giúp bé chiến thắng. Với sự ủng hộ của bạn, thường bé có thể vượt qua việc nói cà lăm khó khăn của mình trước khi đi học.
Khi việc nói cà lăm của bé rất xấu, liệu pháp về giọng nói sẽ cần thiết để giúp tránh bệnh dài hạn. Nếu trẻ của bạn thường xuyên lặp lại những âm thanh hay những phần của từ là rất không tự nhiên, và cho thấy những dấu hiệu hiển nhiên của tình trạng căng thẳng (tức là, co rúm hay nhăn nhó), hãy cho bác sĩ khoa nhi của bạn biết. Cũng nói cho bé biết về lịch sử những bệnh nói lắp nghiêm trọng. Bé sẽ hầu như chắc chắn nhờ bạn tới một nhà chuyên khoa về lời nói hay chuyên gia ngôn ngữ.