Nói dối xã giao

Thật ra không phải vậy. Nhưng vì tấm lòng của mình, bằng cách nào đó nó đã biết rằng nói thế sẽ tốt hơn là “Chúng ta đã có những hai cuốn sách như thế này rồi”.

 

Chân thật là kế sách tốt nhất trong mọi mặt của cuộc sống, nhưng cách cư xử tốt đôi khi cần phải nói dối một chút. Bởi vì chúng ta muốn con cái sống chân thật, chúng ta ngần ngại dạy cho trẻ khía cạnh này của phép lịch sự. Nhưng bạn nên dạy trẻ những điều này, bởi lẽ động cơ phía sau những lời nói dối xã giao là sự đồng cảm. Đôi lúc bạn cần nói dối vì nói sự thật có thể làm tổn thương một người nào đó.

Ví dụ, chúng tôi sống gần cầu George Washington, và có một cuốn sách thiếu nhi về cây cầu này tên  “Ngọn hải đăng màu đỏ bé nhỏ và cây cầu lớn màu xám”. Chúng tôi đã nhận năm bản sao của cuốn sách này từ khi con chúng tôi ra đời. Khi nhận cuốn thứ ba, Willy, lúc ấy năm tuổi, bóc lớp giấy gói ra và nghiêm trang nói “Ồ, đây là một trong những cuốn sách mà con thích!”.

Thật ra không phải vậy. Nhưng vì tấm lòng của mình, bằng cách nào đó nó đã biết rằng nói thế sẽ tốt hơn là “Chúng ta đã có những hai cuốn sách như thế này rồi”.

Trẻ nắm bắt những nguyên tắc về nói dối xã giao theo một cách dễ dàng đến ngạc nhiên, đặc biệt nếu chúng có sự đồng cảm tự nhiên hoặc khi bạn đang cố gắng dạy chúng  các câu hỏi “Con cảm thấy thế nào nếu…”. Trẻ chắn chắn hiểu được khái niệm làm tổn thương cảm xúc của một người. Ví dụ nói một người bạn gọi cho con trai bạn rủ đi chơi. Cháu không thể đi được vì cháu sắp tham dự một buổi tiệc sinh nhật mà người bạn kia không được mời. Nên bạn có thể nói “Chúng ta sẽ nói với bạn Christopher là con có việc phải làm chung với cả gia đình, bởi vì bạn ấy không được mời đến buổi tiệc của bạn Kareem và điều này có thể làm bạn ấy buồn.”. Và khi bạn cho rằng con mình có thể nghĩ ra vài câu nói tế nhị, bạn có thể hỏi thử cháu. “Marisa muốn con cùng tham gia tiệc ngủ tại nhà bạn ấy, nhưng mẹ biết con không thích bạn ấy lắm. Con sẽ nói như thế nào cho tế nhị?”

Thực tế không có nhiều trường hợp cần thiết nói dối để xã giao, một số ít trường hợp như: nhận những món quà không theo ý thích, người bạn không được mời, lời mời không mong muốn, trải nghiệm không vui. Buổi tiệc không vui. Những bộ phim nhàm chán. Thức ăn không ngon. Khi tôi 12 tuổi, một người bạn tổ chức bữa tiệc ngủ. Mẹ của cô ấy, một người ủng hộ thức ăn có thành phần tự nhiên, đã gặp phải rắc rối lớn và đồng ý với ý tưởng của cô ấy làm một cái bánh sinh nhật từ hỗn hợp Betty Crocker. Chắc chắn có điều gì đó không ổn với cái bánh đó. Nói chỉ dày chừng 2cm, thậm chí với 2 lớp bánh. Chúng tôi đều cư xử lịch sự, tế nhị; nhận những lát bánh nhỏ, mỏng và cắn từng miếng cẩn thận. Một vài người bạn dũng cảm của tôi còn nói “cái bánh này ngon quá!”.

Đó là một ví dụ tuyệt vời về một lời nói dối xã giao. Đó không phải là một sự lừa dối mà bạn phải che đậy, bởi lẽ nếu sự thật được tiết lộ (hoặc nếu nó bắt đầu thể hiện trên gương mặt mọi người), người nói dối chỉ tốt bụng và có ý định tốt, chính là nhân cách thực của người đó.

(Trích từ “Elbows off the Table, Napkin in the lap, No Video Games During Dinner, The Modern Guide to Teaching Children Good Manners của Tác giả Carol McD. Wallace, Nhà xuất bản St. Martin Press, New York 1996”)

Viết một bình luận