Nhiễm trùng thanh quản

Thường nó ngăn cản thực phẩm và chất lỏng tràn vào khí quản trong khi chúng ta nuốt. Trong nắp thanh quản, một trường hợp hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm là hệ thống này bị nhiễm bệnh, gây ra bởi vi khuẩn có tên là Haemophilus B

Nắp thanh quản được xem như nắp bảo vệ các mô ở mặt sau của cổ họng. Thường nó ngăn cản thực phẩm và chất lỏng tràn vào khí quản trong khi chúng ta nuốt. Trong nắp thanh quản, một trường hợp hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm là hệ thống này bị nhiễm bệnh, gây ra bởi vi khuẩn có tên là Haemophilus B. Bệnh này ảnh hưởng tới tính mạng vì khi nắp khí quản sưng lên, nó có thể chặn đường hô hấp và gây khó thở. Trẻ em từ hai đến sáu tuổi thường là những nạn nhân của căn bệnh này. May mắn là hiện nay chúng ta có đủ điều kiện để chữa, ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn Haemophilus B gây ra bằng loại chủng ngừa HIB.

Bệnh bắt đầu với đau cổ họng và sốt hơn 38,3 độ C và nhanh chóng khiến bé cảm thấy rất yếu. Cổ họng của bé sẽ trở nên cực kỳ đau rát. Nhịp thở của bé sẽ tạo ra những tiếng động khô ráp và khò khè. Bé sẽ gặp khó khăn khi nuốt bởi nước mũi sẽ chảy liên tục. Bé sẽ không muốn nằm xuống mà chỉ muốn ngồi và hơi nghiêng người về phía trước để cảm thấy thoải mái hơn.

ĐIỀU TRỊ

Nếu bé đau họng một cách bất thường và chảy nước mũi liên tục, hoặc gặp khó khăn khi hít thở, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Bởi vì viêm nắp thanh quản phát triển rất nhanh và gây biến chứng nghiêm trọng, không nên tự ý chữa trị cho bé tại nhà. Khi gặp bác sĩ nhi khoa của bé, hãy tạo cho bé một tâm lý thoải mái. Không nên cố gắng xem cổ họng của bé hay bắt buộc bé phải nằm xuống. Ngoài ra không nên cho bé ăn hoặc uống, bởi có thể gây nôn mửa hoặc làm hô hấp của bé trở nên khó khăn hơn.

Nếu bạn đưa bé tới bác sĩ sớm khi có dấu hiệu của bệnh, bé sẽ được các bác sĩ khám để xác định bệnh mà không cần phải chụp X-quang. Nhưng nếu tình trạng của bé tệ hơn, bắt đầu chảy dãi, hoặc khàn giọng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đưa bé đến phòng cấp cứu của bệnh viện, với sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để chụp X-quang khí quản cho bé. Nếu tình trạng của bé nặng, bé sẽ lập tức đưa đến phòng cấp cứu gây mê để lắp một ống thở vào khí quản giúp đường thở thông thoáng hơn. Trong những trường hợp rất nặng, thủ thuật mở khí quản (một ống thở đặt vào khí quản thông qua một vết rạch nhỏ ở cổ) có thể là cần thiết, nhưng hiện nay cách này không được dùng nhiều như trước đây. Bé sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh. Việc điều trị phải được thực hiện rất nhanh chóng, và bạn cũng đừng nên quá ngạc nhiên khi mọi bác sĩ đều tỏ ra rất khẩn trương cho căn bệnh mà bạn chỉ tưởng đơn giản là đau cổ họng. Bởi vì việc viêm nắp thanh quản diễn biến rất nhanh và có thể trở nên nguy hiểm tính mạng nếu không được chữa trị.

PHÒNG NGỪA

Thuốc chủng ngừa HIB có thể chống lại các vi khuẩn gây ra viêm thanh quản. Bé nên được tiêm đầy đủ vắc-xin HIB theo như yêu cầu của bác sĩ. Tuy nhiên ngay cả khi đã được tiêm vắc-xin, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bé đã từng tiếp xúc với những đứa trẻ mắc bệnh khác. Bác sĩ có thể đưa ra cho bạn thêm những biện pháp phòng ngừa.

Viết một bình luận