Nhiễm độc chì

Nếu bạn nghi ngờ mức chì không trong tòa nhà không tốt cho sức khỏe, và chủ nhà của bạn không phản hồi hay không sử dụng các phương pháp an toàn khi sửa chữa, bạn có thể yêu cầu cơ quan y tế cộng đồng để được giúp đỡ

Trong thời gian 2-3 năm đầu của cuộc sống, con bạn trải qua một giai đoạn của việc đưa tất cả mọi thứ (dù không phải là thức ăn ) vào miệng của mình.  Em bé sẽ nhai  đồ chơi của mình, nếm cát trong sân chơi, và thức ăn của thú nuôi nếu có được cơ hội.  Nhữnghành vi này chỉ mang lạisự phiền toái chứkhông dây ra tổn hại nghiêm trọng nào, miễn là bạn giữ các chất độc và các vật nhọn ngoài tầm với của bé.  Chì là một trong những chất nguy hiểm mà con bạn có thể tiêu thụkhi bạn không để ý.

 

Trái với suy nghĩ thông thường, ngộ độcchìkhông do nhai một cây bút chì hoặc bị đâm bởiđầu nhọn của nó.  Cái gọi là chì trong mộtcâybút chì thực sự là vô hại, và cũng không có chì trong lớp sơn bên ngoài cây bút.  Nhiễm độc chì xảyra thường xuyên nhất là do ăn chì chứa trong bụi, các mảnhsơn cũ hoặc đất, hít thởphảichì trong không khí, hoặc uống nước từ đường ống được lóthayhàn với chì.  Cũng có thể có chì trong các dụng cụ giải trínhư kính màu, sơnvẽ, que hàn, và cục chì trên cần câu cá.

Chì có thể tồn tại ở các tấm rèm cửa mini sản xuất bên ngoài nước Mỹ trước tháng 7 năm 1997.  Nếu bạn mua rèm mini mới, hãy tìm những loại gắnnhãn có nội dung “công thức mới” hay “công thứckhôngpha chì.”  Chì cũng có thể có trong dụng cụ nấu ăn hay một số món đồ gốm.  Không nên dùng những đồ gốm này cho các chất chua (ví dụ, nước cam), vì các axit có thể dẫn chì từ chén đĩa vào trong thực phẩm. Mặc dù các lon thực phẩm vớiđường viền bên ngoàicó thể thêm chì vào thức ănbên trong chúng, cáclonnày đã được thay thế bằng các loại lonnhôm liền mạch tại Hoa Kỳ.

Chì được cho phép là một thành phần trong nước sơn nhà trước năm 1978 và do đó,có thể tồn tại trên tường, cửa, và khung cửa sổ ở nhiều căn nhà cũ.  Khi lớp sơn này cũ đi, nó sẽ bị bào mòn, tróc, và bong radưới hình thức bụi.  Trẻ em có thể bị cám dỗ bởi những miếng có kích thước như vậy và khi tò mò sẽ cắn thử chúng.  Ngay cả nếu békhông cố ý ăn các loại vật liệu, bụi có thể bámđược trên tay vàlẫnvào thức ăn.  Đôi khi lớp sơn có chứa chì đã được che phủ bằng các lớp khác mới hơn, an toàn hơn.  Điều này có thể tạocho bạn một cảm giác sai về độ an toàn, tuy nhiên, kể từ khi lớp sơncũ vẫn còn bong trócvà rơira cùng với các lớp mới và rơi vào tay của trẻ.

Khiđứa trẻ vẫn tiếp tục hấp thu chì, nó sẽ tích tụ dần trong cơ thể.  Thời gian đầu nó có thể không ảnh hưởng đáng kể, nhưng về sau nó có thể tàn phánhiều bộ phậncủa cơ thể, bao gồm cả não.  Nhiễm độc chì có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập vàcác vấn đềhành vi. Rất có khả năng sẽ gây ra những vấn đề vô cùng nghiêm trọng, nhưng mức độ thiệt hại cho từng cá nhân lại không được dự đoán trước được.  Chì cũng có thể gây ra vấn đề về dạ dày và ruột, ăn mất ngon, thiếu máu, đau đầu, táo bón, và cả mất thính giác.  Thiếu sắt làm tăng nguy cơ nhiễm độc chì ở trẻ em, đó là lý do tại sao hai sự rối loạn này thường được tìm thấy cùng nhau ở trẻ em

CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG

Nếu nhà của bạn được xây dựng sau 1977, khi có quy định giới hạn số lượng chì trong sơn, nguy cơ về mức nguy hiểm của chì trong bụi, sơn, hay đất cư trú của bạn thấp. Tuy nhiên, nếu nhà của bạn cũ, khả năng có một lượng chì lớn có thể rất cao, đặc biệt là ở các nhà lâu đời nhất (xây trước 1960).  Nếu bạn nghĩ rằng nhà bạn có thể chứa chì, hãy rửa sạch các bụi sơn hoặc các lớp tróc bằng nước.  Trong quá trình dọn dẹp này, nếu bạn thêm một loại chất tẩy rửa vào nước, nó sẽ giúp giữ chì vào với nước.  Ngoài ra, giữ các bề mặt (sàn nhà, các khu vực cửa sổ, v..v) sạch sẽ thì sẽ làm giảm cơ hội tiếp xúc với bụi có chứa chì của con bạn. Cửa sổ cũ là mối quan ngại đặc biệt vì sơn trên khung gỗ thường xuyên bị tróc ra, và hành động đóng mở cửa sổ có thể gây ra bụi chì.  Nên cho con của bạn rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.

Bước tiếp theo là xác định các bề mặt trong nhà của bạn với sơn nhiễm chì, hoặc các khu vực nguy hiểm với số lượng chì lớn trong bụi hoặc đất.  Một cuộc tổng kiểm tra nhà là cần thiết, và bạn có thể nhận sự giúp đỡ từ các địa phương hoặc cơ quan y tế nhà nước của bạn trong việc tìm một thanh tra hướng dẫn.  Đôi khi, các ngành y tế sẽ tự tiến hành công tác kiểm tra, nhưng thường bạn sẽ phải trả tiền cho các dịch vụ này.

Nếu sống ở một nhà cũ cần được sửa chữa, bạn phải lường trước rằng khả năng tạo ra một lượng bụi chì nguy hiểm là khá lớn.  Vì vậy, trừ khi bạn biết rằng sơn không chứa chì, cần phải tìm chuyên gia tư vấn trước khi bắt đầu sửa chữa.  Dự án loại bỏ sơn chì cần phải được thực hiện bởi các cá nhân được đào tạo đặc biệt về phương pháp làm việc an toàn trong môi trường nhiễm chì.  Bụi và lớp tróc của sơn có thể tạo ra một lượng lớn bụi chì, và tiếp xúc với bụi này là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngộ độc chì ở trẻ em.  Phương pháp an toàn nhất là cho gia đình dọn đến nơi khác trong khi đang thực hiện xây lại nhà cho đến bước dọn dẹp cuối cùng hoàn tất.  Liên hệ bộ phận y tế địa phương để biết thêm thông tin chi tiết.

Thông thường, trong một ngôi nhà thuê, chủ nhà có trách nhiệm bảo trì tất cả bao gồm sơn sửa khi cần thiết. Nếu bạn nghi ngờ mức chì không trong tòa nhà không tốt cho sức khỏe, và chủ nhà của bạn không phản hồi hay không sử dụng các phương pháp an toàn khi sửa chữa, bạn có thể yêu cầu cơ quan y tế cộng đồng để được giúp đỡ.  Đôi khi hành động pháp lý có thể buộc chủ nhà thực hiện sửa chữa một cách an toàn. Cũng như vậy, hãy gọi cho Sở Y tế địa phương, để xem nếu như có chì trong nguồn nước trong cộng đồng của bạn có nguy cơ bị nhiễm chì không.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Trẻ em có nhiễm độc chì ít khi hiển thị bất kỳ triệu chứng thể chất.  Tuy nhiên, vấn đề về học tập và hành vi do nhiễm chì có thể biểu hiện ở tuổi đi nhà trẻ hoặc đến khi đứa trẻ đến tuổi đi học.  Lúc đó, trẻ phải làm quen với những nhiệm vụ phức tạp hơn như đọc sách hay làm tính và chúng có thể gặp khó khăn khi theo kịp các bạn.  Một số thậm chí có thể có vẻ năng động quá mức, do tác động của chì.  Vì lý do này, cách duy nhất để biết chắc chắn nếu con của bạn đã nhiễm lượng chì quá mức là cho bé làm xét nghiệm.  Xét nghiệm chì trong máu cho bé từ một đến hai tuổi được khuyến khích cho trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với chì cao.  Ở những cộng đồng có nguy cơ chì trong máu thấp, một loạt các câu hỏi sẽ quyết định xem sự cần thiết của việc làm xét nghiệm máu.  Các trung tâm y tế nhà nước và địa phương đã lập nên bảng hướng dẫn dựa trên những rủi ro ở các khu vực của họ.

Xét nghiệm kiểm tra nhiễm độc chì phổ biến nhất là dùng một giọt máu trích từ đầu ngón tay.  Nếu kết quả thử nghiệm này chỉ ra rằng đứa trẻ đã được tiếp xúc quá mức với chì, một thử nghiệm thứ hai sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một mẫu lớn hơn của máu được lấy từ một tĩnh mạch ở cánh tay.  Thử nghiệm này chính xác hơn và có thể đo chính xác số lượng chì trong máu.

Những đứa trẻ bị nhiễm độc chì nên ngay lập tức được chuyển đi xa khỏi nhà, nơi chúng đang tiếp xúc với chất độc hại này.  Trong vài trường hợp hiếm hoi, bé có thể được yêu cầu điều trị bằng một loại thuốc có thể kết dính chì vào máu và làm tăng đáng kể khả năng loại trừ nó của cơ thể.  Khi cần thiết phải điều trị, các loại thuốc uống thường  được sử dụng cho bệnh nhân ngoại trú cơ bản.  Ít gặp hơn, việc điều trị có thể bao gồm cả nhập viện và tiêm chích.

Một số trẻ em bị nhiễm độc chì đòi hỏi nhiều hơn một cách trị liệu.  Điều không may là các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho trẻ em bị nhiễm độc chì chỉ làm giảm hay điều chỉnh tạm thời lượng chì trong cơ thể mà không hề giúp phát triển khả năng học tập hay phát triển hành vi của trẻ. Trẻ bị nhiễm độc chì sẽ cần phải được theo dõi về sức khỏe thể chất, hành vi, và kết quả học tập trong nhiều năm và nên được theo các khóa học hay các phương pháp trị liệu đặc biệt để giúp chúngvượt qua những vấn đề về học tập và hành vi.

Việc điều trị tốt nhất là công tác phòng chống nhiễm độc chì.

Viết một bình luận