Ngủ

Tuy nhiên, có vài đêm, khi mà những giấc mơ quá kích động đánh thức bé, những giấc mơ sôi nổi này thường là đại diện cho cách nhìn của bé với những sự kiện xảy ra trong ngày

Đối với rất nhiều bậc cha mẹ, khoảng thời gian cho con ngủ là khoảng thời gian thử thách nhất trong ngày. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi bé có anh hoặc chị lớn là những người thức khuya.  Những đứa bé nhỏ tuổi hơn sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và cảm thấy thiếu cái gì đó nếu cả gia đình đều thức sau khi bé ngủ. Những cảm giác này đều có thể hiểu được, và sẽ không có một chút thiệt hại nào về việc mềm dẻo với bé một chút khi cho bé ngủ.  Nhưng hãy nhớ rằng hầu hết trẻ ờ tuổi này đều cần ít nhất 10 đến 12 tiếng để ngủ mỗi đêm.  Và còn việc ngủ trưa ở nhóm tuổi này thì sao?  Vào thời điểm bé lên 3 tuổi, hầu hết (khoảng 90%) vẫn ngủ trưa mỗi ngày.  Các buổi ngủ trưa điển hình cho trẻ 3 tuổi kéo dài từ 1 đến 2 tiếng, tùy thuộc vào từng trẻ.

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo cách ngủ là thiết lập môt thói quen cho việc đi ngủ.  Ví dụ, đọc cho bé nghe một câu chuyện. Một khi câu chuyện kết thúc và bạn đã nói câu: “Chúc con ngủ ngon” thì đừng để bé lảng sang việc khác và đừng để bé đòi bạn phải ở lại với bé cho đến khi bé ngủ say.  Bé phải tập làm quen với việc này một mình.  Và cũng đừng để bé làm om sòm hay tham gia vào các trò chơi kéo dài ngay trước khi ngủ.  Các hoạt động càng êm dịu và dễ chịu trước khi ngủ thì càng dễ dàng giúp bé ngủ.

Hầu hết các bé mẫu giáo đều ngủ suốt đêm, một số lại bị đánh thức vài lần để kiềm tra xung quanh và nhanh chóng ngủ trở lại.  Tuy nhiên, có vài đêm, khi mà những giấc mơ quá kích động đánh thức bé, những giấc mơ sôi nổi này thường là đại diện cho cách nhìn của bé với những sự kiện xảy ra trong ngày.  Nó có thể phản ánh một số ước muốn, những cảm giác hung hăng hoặc những nỗi sợ thầm kín mà chỉ biểu hiện ra ngoài bằng những hình ảnh kinh khủng hoặc những giấc mơ.

Khi mà bé đã lớn hơn một chút ( khoảng 5 hay lớn hơn nữa), bé sẽ có thể nhận thức tốt hơn rằng những hình ảnh đó chỉ là giấc mơ mà thôi.  Nhưng khi là một trẻ mẫu giáo, bé vẫn phải được an ủi rằng những thứ đó không có thật.  Khi mà bé giật mình vào giữa đêm, sợ hãi và khóc, hãy ôm bé và nói về giấc mơ và ở lại với bé cho đến khi bé bình tĩnh lại.  Và để cho tinh thần của chính bạn ổn định, bạn đừng quên rằng đó chỉ là ác mộng và không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Để giúp con mình vượt qua nỗi sợ hãi của cơn ác mộng, bạn nên kể cho bé nghe về các câu chuyện có liên quan đến các giấc mơ và giấc ngủ.  Khi mà bạn kể những câu chuyện đó, bé sẽ hiểu rõ hơn rằng mỗi người đều có những giấc mơ và bé không cần phải sợ chúng.  Nhưng phải luôn chắc chắn rằng các quyển sách đó không gây sợ hãi cho trẻ.

Bây giờ, phải làm thế nào khi mà bạn chắc là con của bạn không gặp ác mộng và cũng không bị chứng sợ bóng tối nhưng vẫn đánh thức bạn dậy?  Đơn giản hãy an ủi bé là mọi chuyện vẫn ổn, dỗ bé ngủ lại và trở về phòng.  Đừng an ủi bé bằng cách cho bé đồ ăn hoặc dẫn bé về phòng mình.

Viết một bình luận