Ngăn ngừa cơn thịnh nộ

Cho trẻ vào một nơi tách biệt khỏi mọi hoạt động của gia đình và nói cho trẻ biết cách cư xử của trẻ là không thể chấp nhận (nhưng bạn vẫn yêu trẻ). Khoảng thời gian đó cộng với lời nói của bạn sẻ giúp con bạn hiểu lí do vì sao.

Bạn không thể ngăn chặn mọi cơn cáu kỉnh của trẻ nhưng bạn có thể làm giảm tần số, cường độ, thời gian bằng cách chắc chắn rằng con bạn không quá mệt, lo lắng thái quá hay nản lòng không cần thiết. Cơn giận của con bạn có thể đến rất ngắn nhưng nếu trẻ không có đủ “thời gian yên tĩnh”, đặc biệt khi trẻ bị ốm hay lo lắng, hiếu động bất thường. Thậm chí khi trẻ không ngủ thì nằm nghỉ 15,20 phút sẽ giúp con bạn hồi phục năng lượng và làm giảm khả năng xảy ra cơn cáu kỉnh do kiệt sức. Trẻ không ngủ chợp mắt một tí thường sẽ cáu kỉnh và cần khoảng thời gian yên tĩnh trong ngày. Nếu con bạn nhất định không chịu, bạn hãy cùng nằm xuống và đọc một câu chuyện cho con nghe, nhưng đừng cho phép con chơi đùa hay nói chuyện quá mức.

Trẻ có cha mẹ thất bại trong việc đặt ra giới hạn đúng đắn, quá nghiêm khắc, hoặc quên củng cố những hành vi tốt thường có những cơn cáu kỉnh thường xuyên và gay gắt hơn so với những trẻ mà cha mẹ chọn một phương pháp vừa phải. Như một nguyên tắc, đặt ra ít luật lệ thôi, nhưng những luật đó phải chắc chắn. Mong chờ trẻ nói bao nhiêu lần “không” với bạn mỗi ngày. Trẻ cần khẳng định mình bằng cách này và sẽ chẳng bình thường nếu trẻ không thách thức bạn. Bạn có thể cho phép trẻ nếu đó chỉ là vấn đề nhỏ, ví dụ như trẻ muốn đi dạo chậm thay vì nhanh trong công viên, hay là trẻ từ chối thay quần áo trước bữa điểm tâm. Nhưng khi trẻ bắt đầu chạy ra đường thì bạn phải ngăn trẻ và nhấn mạnh rằng trẻ phải nghe lời bạn, thậm chí là phải dùng sức giữ trẻ lại. Đầy tình cảm trìu mến nhưng kiên định, phản ứng cùng một cách mỗi khi trẻ phạm luật. Trẻ sẽ không học những bài học quan trọng này ngay nên bạn hãy lặp lại sự can thiệp này nhiều lần trước khi thái độ của trẻ thay dổi. Bạn cũng phải chắc rằng người thân trong gia đình yêu thương trẻ nhận biết và kỉ luật trẻ theo cách tương tự.

Một trong những chiến thuật tốt nhất để ngăn chặn cơn cáu kỉnh của trẻ là cho trẻ những sự lựa chọn phù hợp đúng đắn. Bạn có thể nói: “Con muốn mẹ đọc sách cho con nghe hay con muốn thay đồ và ra công viên chơi?” Mỗi sự lựa chọn phải rõ ràng và hợp lí. Bạn cần phải linh hoạt trong cách đưa ra sự lựa chọn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn đưa con bạn đi chơi khi thời tiết lạnh, nhưng trẻ lại từ chối mặc áo lạnh? Trong trường hợp này bạn có thể nói “Con muốn mặc áo lạnh này vào hay con sẽ phải mang nó theo cùng với con hay mẹ sẽ mang cho con? Một khi đã ở ngoài, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra trẻ bị lạnh và sẽ muốn mặc áo lạnh vào.

Cách phòng chống

Khi con bạn cáu kỉnh, bạn cần phải giữ bình tĩnh, đó là một việc quan trọng. Nếu bạn bùng nổ giận dữ la lối, con bạn sẽ một cách tự nhiên bắt chước bạn. Nếu bạn quát tháo con bạn đễ giữ bình tĩnh, bạn có thể đã làm cho tình huống xấu hơn. Giữ một không khí hòa bình yên tĩnh sẽ làm giảm mức độ căng thẳng chung, đồng thời làm cho cả bạn và con cảm thấy tốt hơn, tự chủ hơn. Thực tế, đôi lúc sự kiềm chế nhẹ nhàng, một lời nói làm sao lãng ví dụ như: “Con có thấy chú mèo con đó đang làm gì không?” hoặc là “Mẹ nghĩ là mẹ nghe thấy tiếng chuông cửa” sẽ làm ngắt quãng hành động nín thở trước khi nó đến đỉnh điểm gây ngất.

Đôi lúc nếu bạn thấy mình mất bình tĩnh thì tính hài hước sẽ cứu vãn tình thế. Làm cho cuộc tranh cãi về vấn đề đi tắm trở thành một cuộc đua đến nhà tắm. Làm nhẹ nhàng yêu cầu của bạn “Nhặt đồ chơi của con lên” bằng một gương mặt tươi cười. Ngoại trừ con bạn cực kì khó chịu hay mệt mỏi, bé sẽ gần như bi sao lãng, trở nên nghe lời nếu kỉ luật của bạn pha lẫn một chút hài hước hay tinh quái. Điều này cũng giúp cho bạn cảm thấy tốt hơn.

Có vài bậc cha mẹ cảm thấy tội lỗi khi nói “không” với con. Họ rất vất vả để giải thích về luật của họ hay xin lỗi trẻ. Thậm chí vào năm 2,3 tuổi trẻ đã có thể nhận ra sự không chắc chắn trong giọng nói của cha mẹ và chúng sẽ lợi dụng điều đó. Nếu cha mẹ thỉnh thoảng nhượng bộ, trẻ sẽ trở nên giận dữ và hỗn xược hơn nếu không được điều mình muốn. Không có lí do gì để xin lỗi về việc bạn bắt trẻ tuân theo luật của bạn. Nó chỉ làm cho trẻ thấy khó khăn hơn trong viêc hiểu luật nào thì chắc chắn và luật nào thì không chắc chắn. Điều này không có nghĩa là bạn trở nên không thân thiện với trẻ hay xúc phạm khi nói “không”, nhưng hãy nói quan điểm của bạn một cách rõ ràng. Khi con bạn lớn hơn, bạn có thể đưa ra những lí do ngắn gọn, đơn giản cho luật của bạn, nhưng đừng đi vào giải thích dài dòng, rắc rối.

Những luật quan trọng này nên được dựa vào việc con bạn không tự làm đau chính mình hay đập phá đồ đạc. Những người chăm sóc con bạn cũng nên biết và giải quyết các tình huống theo cùng một luật như bạn.Trẻ ở tuổi chập chững  thỉnh thoảng sẽ mắc phải cái tình huống rắc rối đi ngược với các giới hạn bạn đã đăt ra. Khi bạn yêu cầu trẻ làm một việc khác với ý muốn của trẻ, hãy cùng thực hiện yêu cầu đó với trẻ. Nếu bạn yêu cầu con dẹp đồ chơi, hãy đề nghị giúp đỡ con cùng dọn dẹp. Nếu bạn nói con đừng ném banh vào cửa sổ, hãy chỉ cho con biết nơi nào có thể ném banh. Nếu bạn bạn muốn con đừng chạm vào cánh cửa lò nóng, đưa con ra khỏi bếp hoặc là ở cùng con để chắc chắn rằng con lưu ý đến bạn. (Đừng bao giờ đưa ra một yêu cầu giữ an toàn cho một đứa trẻ 2,3 tuổi nhưng rồi lại rời phòng.)

Cuối cùng, sử dụng chiến thuật khoảng thời gian hòa hoãn miêu tả ở trang 568. Cho con bạn ít thời gian ở một mình để bình tĩnh và lấy lại tự chủ. Cho trẻ vào một nơi tách biệt khỏi mọi hoạt động của gia đình và nói cho trẻ biết cách cư xử của trẻ là không thể chấp nhận (nhưng bạn vẫn yêu trẻ). Khoảng thời gian đó cộng với lời nói của bạn sẻ giúp con bạn hiểu lí do vì sao.

Khi nào gọi bác sĩ nhi khoa

Mặc dù cơn cáu kỉnh thỉnh thoảng có thể xảy ra trong những năm đi nhà trẻ, chúng nên xảy ra ít thường xuyên và ít dữ dội hơn vào giữa năm 4 tuổi. Bé nên cư xử như những đứa trẻ khỏe mạnh cùng tuổi khác. Trẻ không nên có những hành động gây hại đến cho mình cũng như đập phá đồ đạc. Khi cơn giận dữ trở nên gay gắt, thường xuyên, kéo dài thì chúng có thể là dấu hiệu ban đầu của sự nhiễu loạn cảm xúc.

Hỏi ý bác sĩ nhi khoa của bạn nếu con bạn có những dấu hiệu đáng báo động sau:

  • Cơn cáu kỉnh tiếp tục ốn tại dai dẳng hoặc mạnh thêm sau 4 tuổi.
  • Trẻ tự làm đau bản thân hoặc người khác, đập phá đồ đạc.
  • Trẻ thường xuyên gặp ác mộng, không nghe lời, không làm theo cac hướng dẫn đi vệ sinh, đau đầu, đau dạ dày, không muốn ăn hay ngủ, lo âu tột độ, gắt gỏng liên tục, đeo theo sát bố mẹ.
  • Trẻ nín thở và ngất đi trong cơn cáu kỉnh.

Nếu con bạn nín thở và ngất đi, bạn nên gọi cho bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ khám cho trẻ và kiểm tra xem còn lí do nào khác gây ngất cho trẻ không, như là động kinh. Bác sĩ cũng có thể đưa ra đề nghị cho việc kỉ luật con bạn. Nếu bác sĩ thấy cơn cáu kỉnh chỉ ra sự nhiễu loạn cảm xúc nghiêm trọng, ông/cô ấy sẽ chỉ dẫn bạn đến một chuyên gia về tâm thần học, nhà tâm lí học hay phòng khám tâm thần.

Viết một bình luận