Đôi khi, trẻ bị bệnh mụn rộp sẽ từ chối uống nước do khi uống trẻ sẽ thấy đau nhói ở miệng. Đối với những trường hợp này, trẻ nên được nhập viện nếu có bất kì biểu hiện nào của tình trạng mất nước.
Mụn rộp ở miệng là một triệu chứng do virus gây ra, thường gặp ở trẻ em. Tình trạng này sẽ gây nên những vết lở loét, những nốt phồng rộp và làm cho phần trong của miệng và môi bị sưng lên. (đa số mọi người khi nghe đến mụn rộp, họ sẽ liên tưởng đến bệnh mụn rộp sinh dục, một bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục; tuy nhiên một dòng khác của virus này thường chỉ gây mụn rộp ở trẻ). Bệnh mụn rộp ở miệng rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp, thân mật, nhất là khi hôn. Hầu hết các bé sơ sinh được bảo vệ bởi kháng thể của cơ thể người mẹ đến khi tới sáu tháng tuổi, nên sau khoảng thời gian này trẻ rất dễ mắc bệnh này.
Mụn rộp dạng nhẹ
Khi trẻ lần đầu bị nhiễm bệnh, đây được gọi là giai đoạn đầu của bệnh phồng rộp, trẻ sẽ cảm thấy lợi bị đau và sưng đỏ lên và lượng nước miếng tăng kèm theo là những nốt phồng rộp trong miệng. Khi những nốt phồng rộp bị vỡ, chúng sẽ để lại những vết lở mà sau vài ngày mới có thể lành. Trẻ cũng có thể bị sốt và nhức đầu, cư xử cáu gắt, ăn mất ngon, và các hạch bạch huyết bị sưng khoảng một tuần hoặc hơn. Tuy nhiên, có nhiều trẻ lại có những triệu chứng rất nhẹ đến nỗi chúng không nhận biết được mình đang bị bệnh.
Dù đã lành bệnh nhưng virus gây bệnh vẫn ẩn náu trong cơ thể trẻ. Đến khi gặp những nhân tố kích thích như sự căng thẳng tâm lý, các bệnh viêm nhiễm khác, bỏng nắng, dị ứng, hay mệt mỏi thì những virus này lại hoạt động khiến cho bệnh mụn rộp tái phát. Tình trạng này sẽ nhẹ hơn giai đoạn đầu của bệnh mụn rộp, và thường thì bệnh sẽ không tái phát cho đến khi trẻ lớn hơn hay bước vào tuổi trưởng thành. Những triệu chứng của bệnh mụn rộp khi tái phát cũng giống như ở giai đoạn đầu của bệnh.
ĐIỀU TRỊ
Nếu con của bạn có những triệu chứng như trên, hãy đến hỏi ý kiến bác sĩ. Bệnh mụn phồng rộp không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nó chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu. Sau đây là một số cách làm dịu sự khó chịu ở bé:
- Nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ.
- Uống nhiều các loại nước lạnh, có thể cho bé uống các loại nước không chua như nước táo hoặc nước đào.
- Cho trẻ uống Acetaminophen nếu trẻ bị sốt hoặc cảm thấy rất khó chịu trong người.
- Nhờ bác sĩ kê các loại nước súc, rửa miệng cho trẻ. Những loại này có thể chứa thuốc giảm đau làm tê những chỗ bị lở trong miệng giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Cung cấp một chế độ ăn dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng.
- Cho trẻ uống thuốc kháng virus do bác sĩ kê toa (acyclovir hay những thuốc tương tự). Thuốc sẽ ngăn cản sự sinh sôi của virus nhưng không ngăn được bệnh tái phát nếu ngưng dùng thuốc.
Đôi khi, trẻ bị bệnh mụn rộp sẽ từ chối uống nước do khi uống trẻ sẽ thấy đau nhói ở miệng. Đối với những trường hợp này, trẻ nên được nhập viện nếu có bất kì biểu hiện nào của tình trạng mất nước.
Không được bôi cho trẻ các loại kem hay thuốc mỡ chứa steroids (cortisone) nếu trẻ có dấu hiệu bị bệnh mụn rộp ở miệng. Vì những loại kem hay thuốc mỡ đó có thể tạo cơ hội cho viêm nhiễm nặng thêm.
PHÒNG NGỪA
Sự tiếp xúc trực tiếp là nguyên nhân khiến virus bệnh mụn rộp lây lan, vì thế không nên để bất cứ ai bị lở môi hay mụn rộp ở miệng hôn bé. Những người có tiền sử bị bệnh này thường có virus gây bệnh rất dễ lây trong nước miếng dù rằng họ không còn bị mụn rộp hay lở miệng nữa. Nói chung không nên khuyến khích bất kì ai Ngoài ra, nên dặn bé không được sử dụng chung những dụng cụ ăn uống với những trẻ khác. (Điều này nói thì dễ hơn làm). Nếu con bạn đang bị bệnh mụn rộp thì nên giữ ở nhà để tránh lây bệnh cho những trẻ khác.