Kỷ Luật

Trong việc quyết định những giới hạn cần thiết lập, phải luôn nhớ rằng rất nhiều chiến lược mà bạn sử dụng khi bé còn nhỏ rất thích hợp trong thời gian này

Trước 4 tuổi, bé chưa đến tuổi đến trường có thể muốn giành được sự kiểm soát phản ứng cảm xúc không dự đoán trước, nhưng bé không thể kiểm soát được cảm giác muốn chống cự.  Vì thế, vào độ tuổi này, bé có thể không vâng lời luật lệ của gia đình, cãi lại lời của bạn và thậm chí là chữi thề. Thường thì bé cư xử không đúng nhằm chỉ để chọc tức bạn và xem phản ứng của bạn.  Với phản ứng gây cáu gắt và lúng túng này, đó không phải là dấu hiệu của căn bệnh thuộc về cảm xúc và nó thường biến mất khi trẻ đến trường nếu bạn thoải mái tiếp nhận nó.

Điều này không có nghĩa rằng bạn để cho trẻ kiểm soát và đe dọa mình.  Tin hay không tùy bạn, nhưng bé không hề muốn như vậy.  Trái lại, bé mong bạn ngăn cản khi trẻ đi quá giới hạn chỉ là để đảm bảo rằng bạn sẽ bảo vệ bé khi bé làm điều gì nguy hiểm.  Vì thế, bạn phải dạy bé điều gì là cách cư xử đúng và điều gì là sai.  Cách duy nhất bé học được việc thiết lập những giới hạn cho riêng mình là bạn phải thiết lập cho bé những giới hạn thích hợp ngay từ bây giờ.  Nếu bạn cương quyết và nhất quán, bé sẽ được an toàn hơn.

  Trong việc quyết định những giới hạn cần thiết lập, phải luôn nhớ rằng rất nhiều chiến lược mà bạn sử dụng khi bé còn nhỏ rất thích hợp trong thời gian này. Khen thưởng những việc làm tốt của bé cũng rất quan trọng, hơn là phạt, và phải nhớ là tránh những hình phạt bạo lực.  Hơn nữa, phạt những thói quen xấu ngay lập tức và công bằng là điều rất thiết yếu, không nên đợi lâu đến khi bé quen mất tại sao bé bị phạt.  Ngay từ bây giờ, bạn nên là tấm gương tốt cho bé bằng cách kiểm soát cảm xúc (cố gắng đừng phản ứng thái quá), cẩn thận chọn lọc từ ngữ (hướng đến cách cư xử chừng mực đối với bé), và việc sử dụng từ ngữ (không mang tính bạo lực) để bàn về cảm xúc và sự bất đồng.  Phải chắc chắn rằng bạn chia sẻ những chiến lược nuôi dạy bé cho người chăm sóc bé, nếu được vậy bé sẽ được đảm bảo nhận được thông điệp nhất quán và kỉ luật thích hợp.

Để biết thêm thông tin về các hình thức kỉ luật cho bé chưa đến tuổi đi học, xem trang Kỉ luật trang 382, rất hữu dụng cho bé 4- 5 tuổi.

NẰM VẠ

Nằm vạ trong độ tuổi này rất bình thường.  Trẻ chưa đến tuổi đi học nằm với hàng loạt lý do.  Đôi khi bởi vì chúng sợ bị phạt, hay là bé đang bị cuốn theo tưởng tượng của mình, có khi bé bắt chước cử chỉ của người lớn. Trước khi bạn phạt con mình vì bé không nói thật, bạn phải chắc chắn là mình hiểu hành động của bé.

Khi mà bé nằm vạ để tránh bị phạt, có thể là bé đã làm sai điều gì đó.  Ví dụ như là bé đã làm hư cái gì đó mà bé không nên.  Hoặc cũng có thể là bé quá thô bạo nên làm đau người bạn cùng chơi.  Trong bất cứ trường hợp nào, bé đều nghĩ rằng điều bé làm sai rất nghiêm trọng hơn là nằm vạ.  Nếu bạn muốn bé thừa nhận, bạn phải làm cho bé hiểu rằng nằm vạ là một việc rất xấu.  Nén giận và để giành hình phạt cho những lần bé nói dối, và thay vì buộc tội bé khi bạn nghi ngờ bé đã làm điều gì sai, nói với bé rằng “ Cái này bị bể rồi. Mẹ đang tự hỏi là tại sao nó lại bị như thế.” Nếu bé chối cãi, bạn hãy cứ giữ bình tĩnh và đừng nóng giận, phạt nhẹ hơn nếu bé cứ khăng khăng nằm vạ. Phạt như vậy có thể làm bé ít sợ khi tiết lộ sự thật lần tới.

Bịa chuyện thì hoàn toàn khác với nằm vạ. Đây chỉ là một biểu lộ của bé về sức tưởng tượng, không làm hại ai cả.  Nó chỉ là vấn đề với duy nhất bạn thôi – hoặc con của bạn – không thể nào phân biệt được sự thật và sự tưởng tượng.  Mặc dù bịa chuyện thì bạn không cần phải phạt bé nhưng bạn phải dạy cho bé một bài học.  Hãy kể cho bé nghe câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” và giải thích sẽ nguy hiểm thế nào nếu bé cứ tiếp tục bịa chuyện lừa mọi người.  Ví dụ như, điều gì sẽ xảy ra nếu bé bị đau hay bị ốm nhưng bạn không biết có nên tin bé hay không?  Hãy chỉ ra cho bé về điều đó để bé cảm thấy thích nói sự thật hơn.

Khi mà bé nằm vạ chỉ để sao chép cách bạn đã làm, bạn phải nên chấm dứt ngay việc bạn đã làm.  Khi bé nghe bạn nói những “lời nói dối vô hại”, bé sẽ chẳng hiểu được rằng việc bạn đang làm là đang cố gắng không làm tổn thương bé.  Tất cả những gì bé biết là bạn không nói sự thật – vì thế, bé sẽ thoải mái nói dối.  Bạn phải cố gắng dạy bé phân biệt lời nói dối có hại và lời nói dối vô hại, nhưng có lẽ bé sẽ không hiểu được nhiều về điều đó.  Bạn sẽ thành công hơn nếu bạn thay đổi cách cư xử của mình để bé học theo.

Viết một bình luận