Hành vi trẻ nhỏ

Nhiều trường hợp khác là do những người thân của trẻ hay có hành động hung hăng còn không khí trong gia đình thì lúc nào cũng căng thẳng và nặng nề.

Nhiều khi đứa trẻ có những hành động rất mực chân thành và khiến bạn cảm thấy ấm lòng, nhưng cũng có những lúc chúng lại thật sự khiến cho bạn phải điên đầu. Qua hành vi cáu kỉnh, giận dỗi hay chạy giỡn khắp phòng, đứa trẻ thể hiện những cảm xúc và nhu cầu của chúng, mặc dù không phải lúc nào cũng theo cách bạn muốn.

Giận dỗi, hung hăng và gay gắt

Hành vi của đứa trẻ có phần là do bẩm sinh. Có thể nói, chúng hành động như thế một cách rất tự nhiên. Bên cạnh đó, bản chất di truyền và những yếu tố khác cũng góp phần tác động tới những hành vi này.

Ví dụ như, cách bạn nuôi dạy  sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ của đứa trẻ. Vì vậy, hãy là một tấm gương tốt để con bạn thấy và noi theo. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông, vô tuyến, phim ảnh, mạng Internet… cũng có tầm ảnh hưởng không nhỏ. Hơn nữa, hoàn cảnh sinh sống của gia đình bạn cũng quan trọng không kém, cũng như những áp lực và thay đổi mà con bạn sẽ phải đối mặt, bao gồm việc bắt đầu vào học mẫu giáo hay mắc phải bệnh tật.

Vì thế, hành vi của trẻ không phải khác thường. Tuy nhiên, cho dù nguyên nhân tiềm ẩn bên trong hay điều trẻ muốn nói là gì, bạn luôn phải chú ý đến hành động của chúng mỗi ngày. Từ đó đối mặt với một số vấn đề, cả tích cực lẫn tiêu cực, từ phức tạp đến đơn giản. Và đây chính là chủ đề mà chương này muốn đề cập đến.

Tất cả chúng ta đều có lúc tức giận hay hung hăng, trẻ em cũng không ngoại lệ. Việc thể hiện sự bốc đồng nhất thời là rất bình thường và thể hiện rằng trẻ đang phát triển khỏe mạnh, đây là một trong những hành vi nên có ở một đứa trẻ. Khi con bạn mới chập chững biết đi hay còn học mẫu giáo, chúng thường không đủ bình tĩnh để kiềm chế sự giận dỗi của mình. Thay vào đó, chúng có thể la lối, đấm đá hay cắn ai đó một cách chán nản. Đây là một hành vi bạn nên biết trước khi con bạn bắt đầu bước vào lứa tuổi này.

Đối với một đứa trẻ ở tuổi chập chững (độ tuổi từ 13 đến 15 tháng), khả năng thể hiện ngôn ngữ (về kía cạnh phát âm và sử dụng ngôn ngữ), biểu lộ cảm xúc như vui vẻ, tức giận và buồn bã, không phát triển lắm. (Giai đoạn này hay được biết đến như “Terrible twos” – “Cặp đôi kinh khủng”, nhưng đây cũng là thời gian rất thú vị về sự phát triển tâm lý của trẻ, nên tên gọi “Terrific twos” – “Cặp đôi tuyệt vời” phần nào phù hợp hơn.) Kết quả là, những đứa trẻ mới biết đi thường không chịu vâng lời và hay phá vỡ các quy tắc do bạn đặt ra. Chúng luôn muốn được chạm vào mọi thứ và làm tất cả những gì cảm thấy thích, ngay cả khi không được phép. Việc thiếu thốn độc lập này lập tức dẫn đến sự chán nản và thiếu tự chủ to lớn. Khi gặp những tình huống này, bạn cần nắm quyền kiểm soát và giúp đứa trẻ vận dụng óc phán đoán, kiềm chế cảm xúc và phát triển các khả năng khác để biểu lộ cảm giác của chúng theo chiều hướng dễ chấp nhận và hợp tuổi hơn.

Đây là một thử thách đầy khó khăn cho các bậc cha mẹ vì trước khi giai đoạn “Terrible twos” đến, đứa con bé bỏng của bạn vẫn là một đứa trẻ thích được âu yếm, sôi nổi, gần gũi và đáng yêu biết chừng nào. Khi thời điểm này đến, một số cha mẹ còn nghĩ trong đầu rằng: “Con quỷ nhỏ này quyết tâm dồn tôi vào thế bí đây mà!” Nên nhớ rằng, trong suốt quãng thời gian này, mục tiêu lớn nhất của bạn chính là dạy cho con tính kỷ luật và tạo nên một giới hạn nhất định trong việc ứng xử để chúng không gây nên bất cứ thiệt hại nào cho bản thân, người khác hay tài sản… chứ không phải để trừng phạt chúng.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc rèn luyện kỷ cương cho con và trừng phạt chúng là như nhau, nhưng sự thật thì không phải như vậy. Rèn luyện kỷ cương là một cách nuôi dạy con cũng như giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa cha mẹ và con cái. Trong suốt quá trình rèn luyện, bạn nên khen ngợi con mỗi khi chúng có hành động đúng bằng giọng từ tốn và kiên quyết. Có như thế, chúng mới ý thức và cải thiện dần hành vi của mình. Ngược lại, việc trừng phạt là không nên vì nó chỉ khiến sự việc tồi tệ thêm khi con bạn không vâng lời hay phạm phải lỗi lầm gì. Trừng phạt thật sự là một phần của kỷ cương, nhưng nó chỉ đóng một vai trò nhỏ mà thôi. Trước khi những đứa trẻ tròn 3 tuổi hoặc lớn hơn, chúng đơn thuần không thể hiểu được khái niệm của việc trừng phạt, vì thế, thay vào đó, tạo nên một giới hạn sẽ là phương pháp hữu hiệu hơn nhiều. Đa số những đứa trẻ sẽ chấp nhận các giới hạn được đạt ra một cách rõ ràng, bình tĩnh cũng và quyết tâm.

Hãy nhớ rằng, trong khi những cơn giận giỗi vô cớ của trẻ thỉnh thoảng mới xảy ra là hết sức bình thường, đặc biệt là trong cơn nư của trẻ – “Temper tantrums” (cơn tam bành – trang 580), thì thật không ổn nếu một đứa trẻ có tình trạng thường xuyên cáu giận đến mức tấn công người khác hay chính bản thân nó. Hầu hết trẻ con thường chỉ nổi cáu khi chúng bị khiêu khích. Và nếu chúng không thật sự mệt mỏi hay quá căng thẳng, chúng sẽ dễ dàng bị phân tâm hay dỗ dành rồi sau đó quên mất sự tức giận của mình một cách nhanh chóng. Chúng có thể khóc, cáu kỉnh hay la lối, nhưng chỉ dùng đến phản ứng thô bạo khi thật sự bị chọc đến tức điên.

Một số trẻ rất nhạy cảm, chúng thường rất dễ bị tổn thương và hay chóng giận. Đa phần những đứa trẻ này có tâm lý căng thẳng, bồn chồn hay tính tình hiếu động ngay từ lúc mới sinh. Do vậy, việc dỗ dành và đưa chúng vào nề nếp có phần khó hơn nhiều so với những đứa trẻ bình thường. Trong những năm đầu học mẫu giáo, chúng có thể có dấu hiệu hung hăng với những bạn khác, người lớn hay thậm chí là thú vật. Chúng thường bất thình lình đấm đá lung tung chẳng vì lý do gì và dễ tự ái hoặc dễ cáu. Ngay cả khi lỡ tay làm ai đó bị thương trong lúc bực tức, chúng cũng có thể không cảm thấy hối hận hay thấy phải chịu trách nhiệm cho rắc rối đã gây ra mà thay vào đó, lại tìm cách đổ lỗi cho bạn khác để làm cái cớ cho hành động của mình như: “Tại bạn ấy chọc tức con!”

Bạn cần lưu ý rằng, con của bạn có thể sẽ trải qua khoảng thời gian ngắn của hành vi này nếu chúng quá lo lắng, thật sự mệt mỏi hay căng thẳng một cách đặc biệt. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài nhiều tuần và con bạn trông lúc nào cũng có vẻ cáu kỉnh thì bạn nên gặp và xin ý kiến bác sĩ khoa nhi của mình. Nếu tình hình này vẫn không thay đổi, sau đó còn tiếp tục diễn ra đều đặn mỗi ngày và kéo dài từ 3 đến 6 tháng thì nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng thường được biết đến với tên gọi “Hội chứng rối loạn hành vi” – “Conduct disorder”.

Hình thức cực độ của sự hung hăng này thường dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mặt xã hội và tình cảm nó vẫn tiếp tục kéo dài. Con của bạn sẽ mất hết bạn bè, điều này thậm chí sẽ khiến chúng căng thẳng, cáu kỉnh hơn nữa và cuối cùng việc tổn thương nặng nề đến lòng tự trọng của chúng là không thể tránh khỏi. Từ đó, luôn có một mối nguy hiểm khiến bạn và gia đình phải lo lắng khi đứa trẻ có thể làm chính mình hoặc người khác bị thương. Hơn nữa, vấn đề sẽ ngày càng tăng lên một khi chúng đến tuổi đi học. Hành vi hung hăng sẽ khiến chúng rơi vào tình trạng bị đình chỉ học tập hay tệ hơn nữa là bị đuổi khỏi trường. Sự thiếu lòng tự trọng về sau còn có thể dẫn con bạn đến việc hủy hoại bản thân, lạm dụng ma túy, rượu bia vô ý thức, hay gặp tai nạn và rắc rối hoặc thậm chí là tự tử.

Không một ai biết được chính xác nguyên nhân nào tạo nên chứng rối loạn hành vi ở trẻ (những đứa trẻ mắc căn bệnh này rất cộc tính, thường cố ý gây sự với người khác và luôn tỏ ra chống đối, căm ghét cha mẹ hay những người có quyền lực hơn chúng). Vấn đề ở đây có thể do bản chất di truyền, mối quan hệ của chúng trong gia đình hoặc cả hai. Nhiều trường hợp khác là do những người thân của trẻ hay có hành động hung hăng còn không khí trong gia đình thì lúc nào cũng căng thẳng và nặng nề. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác nữa, thì không có một lý do rõ ràng nào có thể giải thích hành vi của đứa trẻ cả.

Viết một bình luận