Có một loại virus đặc biệt phổ biến trong mùa hè và mùa thu, được gọi là virus Coxsackie, có thể khiến trẻ bị sốt cao, khó nuốt khi ăn uống, và mệt mỏi.
Những thuật ngữ “đau cổ họng”, “đau họng do nhiễm khuẩn liên cầu”, và “viêm amidan” thường bị đánh đồng chỉ chung một loại bệnh nhưng thật tế không phải vậy. Viêm amidan là chỉ tình trạng amidan bị viêm do vi khuẩn. Đau họng do nhiễm khuẫn liên cầu là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn Streptococcus (khuẩn liên cầu) gây nên. Khi trẻ bị đau họng do khuẩn liên cầu, amidan cũng sẽ bị nhiễm trùng rất nặng, và viêm nhiễm cũng sẽ lan ra những vùng lân cận quanh họng. Những nguyên nhân khác gây ra đau họng thường là các loại virus.
Nhiễm virus là nguyên nhân chính gây đau họng ở trẻ sơ sinh, trẻ mới tập đi và trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Không có loại thuốc đặc trị nào cho trường hợp này, trẻ sẽ tự hồi phục sau khoản 7-10 ngày. Trẻ bị đau họng do nhiễm virus thường kèm theo cảm lạnh và có thể bị sốt nhẹ nữa nhưng nhìn chung thì tình trạng của bé cũng không nặng.
Có một loại virus đặc biệt phổ biến trong mùa hè và mùa thu, được gọi là virus Coxsackie, có thể khiến trẻ bị sốt cao, khó nuốt khi ăn uống, và mệt mỏi. Nếu trẻ bị nhiễm Coxsackie sẽ có những mụn nước phồng rộp xuất hiện trong miệng, cổ họng và trên tay chân trẻ (thường gọi là bệnh tay chân miệng). “Bệnh đơn nhân nhiễm trùng” (Infectious mononucleosis) có thể gây ra đau họng và viêm amidan, tuy nhiên hầu hết trẻ nhỏ lại có rất ít hoặc không có bất kì triệu chứng nào khi nhiễm virus.
Đau họng do nhiễm khuẩn liên cầu là do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây nên. Trong chừng mực nào đó, triệu chứng của bệnh này tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mắc bệnh. trẻ sơ sinh bị mắc bệnh thường có triệu chứng như sốt nhẹ, nước mũi đặc và có máu. Trẻ mới tập đi (từ 1 đến 3 tuổi) khi nhiễm cũng sẽ có những triệu chứng như trên kèm với tính khí trở nên cáu kỉnh, mất cảm giác them ăn, và các hạch ở cổ thường bị sưng. Đôi khi chúng sẽ kêu rằng bị đau bụng thay vì bị đau họng. Những trẻ hơn 3 tuổi khi bị nhiễm bệnh thường có những triệu chứng nặng hơn như là cảm thấy họng rất đau, sốt trên 102˚F (38,9˚C), hạch nơi cổ bị sưng và có mủ ở amidan. Việc phân biệt giữa đau họng do nhiễm khuẩn liên cầu và đau họng do nhiễm virus rất quan trọng bởi đau họng do nhiễm khuẩn liên cầu cần được trị bằng kháng sinh.
CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Nếu con bạn bị đau họng kéo dài nhiều ngày, hãy gọi bác sĩ ngay dù trẻ không có các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, đau bao tử hay uể oải. Và nếu trẻ có các triệu chứng như là cực kì mệt mỏi, hô hấp và ăn uống khó khăn (làm cho trẻ bị chảy nước dãi) thì việc gọi cho bác sĩ càng khẩn cấp hơn. Đây có thể là những triệu chứng của một bệnh viêm nhiễm nguy hiểm hơn.
Bác sĩ sẽ khám cho con bạn và có thể yêu cầu làm một xét nghiệm để biết chính xác nguồn gốc gây bệnh. Họ sẽ dùng một que bôi để lấy mẫu ở cổ họng và amidan rồi nuôi cấy trong một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và đợi 24 giờ sau mới xét nghiệm liệu có vi khuẩn tồn tại hay không.
Hầu như các phòng khám nhi khoa đều có thể tiến hành xét nghiệm khuẩn liên cầu nhanh trong vòng vài phút. Nếu cuộc xét nghiệm cho kết quả âm tính thì sau đó bác sĩ mới tiến hành xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn. Nếu xét nghiệm này cũng cho kết quả âm tính thì bác sĩ đã có thể kết luận bệnh của trẻ là do nhiễm virus và sẽ không kê toa kháng sinh (thuốc kháng vi khuẩn) cho trẻ.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, chứng tỏ trẻ đã bị nhiễm khuẩn liên cầu thì bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh cho trẻ, có thể là dạng viên nhộng hoặc tiêm trực tiếp. Khi trẻ được cho uống kháng sinh dạng viên thì nên nhớ cho trẻ uống đầy đủ theo như toa thuốc, đừng dừng ngay cả khi trẻ đã có dấu hiệu hoàn toàn hồi phục.
Nếu bệnh đau họng do khuẩn liên cầu không được điều trị bằng kháng sinh hoặc trẻ được điều trị dứt điểm thì có nguy cơ viêm nhiêm sẽ trầm trọng hơn và lan đến những phần khác của cơ thể trẻ, tạo nên những mụn mủ sưng to hoặc những vấn đề về thận xuất hiện. Bệnh không được chữa trị cũng có thể dẫn đến sốt thấp khớp, một căn bệnh ảnh hưởng đến tim. Tuy nhiên, sốt thấp khớp rất hiếm khi xảy ra ở Mỹ và những trẻ dưới 5 tuổi.
PHÒNG NGỪA
Các loại bệnh viêm họng đều rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp hay qua tiếp xúc. Vì vậy hãy giữ trẻ tránh xa những người có triệu chứng bệnh. Thực tế thì từ trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện thì người mang bệnh đã có khả năng lây nhiễm cho người khác nên không có cách nào thật sự hiệu quả để phòng ngừa bé nhiễm bệnh.
Lúc trước, khi một trẻ bị viêm họng nhiều lần thì trẻ sẽ được cho phẫu thuật cắt bỏ amidan để ngăn ngừa viêm nhiễm nữa. Nhưng loại phẫu thuật này hiện nay chỉ được thực hiện trên những ca bệnh nghiêm trọng. Ngay cả khi trẻ bị viêm họng do khuẩn liên cầu nhiều lần thì kháng sinh vẫn là lựa chọn tối ưu chứ không phải là phẫu thuật