Bé thường thấy khó chịu vào xế trưa và vào chiều tối hơn những thời gian khác trong ngày, có thể kèm theo khóc nhiều khó dỗ, đạp chân, thường xuyên đánh rắm và dễ cáu gắt
Chứng đau bụng colic thường xảy ra ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ khoảng 10 ngày tuổi cho đến 3 tháng. Không ai biết nguyên nhân chính xác của chứng đau bụng này, nhưng những cơn co thắt ruột diễn ra nhanh, dữ dội được xem là nguyên nhân gây ra cơn đau.
Bé thường thấy khó chịu vào xế trưa và vào chiều tối hơn những thời gian khác trong ngày, có thể kèm theo khóc nhiều khó dỗ, đạp chân, thường xuyên đánh rắm và dễ cáu gắt. Bạn có thể thử nhiều giải pháp cho tình trạng này như đu đưa bé, đẩy bé đi dạo, bọc bé trong chăn hay cho bé ngậm núm vú giả.
Chứng lồng ruột
Là một tình trạng hiếm gặp có thể gây đau bụng ở trẻ nhỏ (thường từ 8 tháng đến 14 tháng tuổi). Tình trạng này xuất hiện khi một phần ruột trượt vào bên trong một phần ruột khác, tạo thành chỗ nghẽn gây ra cơn đau dữ dội. Bé khóc từng cơn và ngắt quãng, co chân lên bụng, Những quãng thời gian tiếp theo bé có thể không thấy đau hay khó chịu nữa. Bé cũng có thể bị nôn mửa và phân có màu đen, nhầy, có máu.
Viêc cần thiết là phải nhận ra nguyên nhân đau bụng và nói chuyện ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám bé và có thể chụp X quang ruột (barium enema). Chụp X quang dạng này không chỉ cho phép bác sĩ chẩn bệnh mà còn giúp thông ruột. Nếu ruột vẫn chưa thông, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật gấp để chữa trị.
Nhiễm khuẩn
Ở đường ruột (viêm dạ dày và ruột) thường kèm theo tiêu chảy hoặc nôn mửa ở trẻ hoặc cả hai. Thường cũng xuất hiện những cơn đau từng cơn. Hầu hết các trường hợp là do vi rút gây ra, và sẽ tự hết mà không cần điều trị sau khoảng 1 tuần.
Một trường hợp ngoại lệ là nhiễm khuẩn do kí sinh trùng Giardia lamblia gây ra. Sự viêm nhiễm này gây ra cơn đau tái diễn nhiều lần và không tập trung bất kì phần nào ở bụng. Cơn đau có thể kéo dài 1 tuần hoặc hơn và có thể dẫn đến biếng ăn và sụt cân. Điều trị đúng thuốc có thể trị dứt nhiễm khuẩn và cơn đau bụng kèm theo.