Ở trẻ đang đi học thỉnh thoảng gây ra những cơn đau bụng tái diễn không có nguyên nhân rõ ràng. Mặc dù bệnh này hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng vẫn gặp ở những trẻ nhỏ phải chịu nhiều áp lực
Táo bón thường là nguyên nhân gây đau bụng, tuy hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhưng lại là nguyên nhân đau phổ biến ở trẻ lớn, nhất là đau phần bụng dưới. Khi chế độ ăn của trẻ thiếu nước, trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, vấn đề về đường ruột sẽ có xu hướng xảy ra.
Viêm đường tiết niệu (VĐTN)
Xảy ra rất phổ biến ở trẻ gái từ 1 đến 5 tuổi so với những trẻ nhỏ tuổi hơn. VĐTN gây đau ở vùng bụng và vùng bàng quang và gây ra triệu chứng buốt và bỏng rát khi đi tiểu. Trẻ có thể đi tiểu thường xuyên hơn và có thể đái dầm. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu thường không gây sốt. Nếu con bạn có những triệu chứng này hãy đưa con đi gặp bác sĩ để kiểm tra nước tiểu. Nếu có viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho trị viêm nhiễm và cơn đau bụng.
Viêm khuẩn liên cầu ở họng
Là một loại nhiễm trùng ở cổ họng do vi khuẩn Streptoccoci gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ trên 3 tuổi. Các triệu chứng của bệnh là: đau cổ họng, sốt và đau bụng. Trẻ cũng có thể bị nôn mửa hoặc nhức đầu. Bác sĩ sẽ kiểm tra con bạn bằng cách chấm gạc vào cổ họng để xét có khuẩn liên cầu hay không. Nếu kết quả là dương tính đối với khuẩn liên cầu, con bạn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Viêm ruột thừa
Rất hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và không phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi bệnh xuất hiện, triệu chứng đầu tiên là đau dai dẳng ở vùng bụng giữa, sau đó cơn đau sẽ chuyển xuống dưới và về phần hông bên phải.
Nhiễm độc chì
Thường xảy ra ở những trẻ chập chững phải sống trong các ngôi nhà cũ kỹ sử dụng nước sơn chứa chì. Trẻ ở nhóm tuổi này có thể ăn phải những vụn sơn rơi ra khỏi tường hoặc đồ gỗ. Chì sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Các bậc cha mẹ nên chú ý đến đồ chơi hay những sản phẩm có chứa chì trên mức cho phép
Những triệu chứng của nhiễm độc chì bao gồm đau bụng, táo bón, cáu kỉnh (trẻ dễ cáu gắt, khóc, khó chịu), thiếu sinh khí (trẻ buồn ngủ, không muốn chơi, biếng ăn), và bị động kinh. Nếu con bạn tiếp xúc với sơn chì, ăn phải vụn sơn, tiếp xúc với đồ chơi bị nứt, bong tróc lớp sơn bên ngoài và có những triệu chứng kể trên bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thử chì trong máu và cho biết bạn cần làm gì thêm.
Dị ứng sữa
Là một phản ứng với protein trong sữa, và có thể gây ra các cơn đau bụng, thường kèm với nôn mửa, tiêu chảy hoặc phát ban.
Bệnh trầm cảm
Ở trẻ đang đi học thỉnh thoảng gây ra những cơn đau bụng tái diễn không có nguyên nhân rõ ràng. Mặc dù bệnh này hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng vẫn gặp ở những trẻ nhỏ phải chịu nhiều áp lực. Dấu hiệu đầu tiên là cơn đau diễn ra và hết sau hơn 1 tuần, thường gắn với những hoạt động gây căng thẳng hoặc khó chịu. Thêm vào đó, trẻ không có các dấu hiệu nào khác (sốt, nôn mửa, tiêu chảy, ho, thiếu sinh khí hay yếu ớt, các triệu chứng tiết niệu, đau cổ họng hay các triệu chứng giống như cúm). Gia đình có thể đã có tiền sử về bệnh này. Dấu hiệu sau cùng là con bạn có lẽ sẽ cư xử lặng lẽ hơn hoặc ồn ào hơn so với mọi khi và gặp khó khăn khi diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình. Nếu những dấu hiệu này xảy ra, hãy cố gắng tìm hiểu xem con bạn đang gặp rắc rối gì: ở trường, ở nhà hay với các anh chị em, họ hàng, bạn bè. Vật cưng của con bạn có bị chết gần đây không? Trong nhà có ai mất hoặc li dị, li thân không?
Bác sĩ có thể gợi ý những cách giúp trẻ nói lên các vấn đề của mình. Chẳng hạn, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng đồ chơi hay trò chơi để giúp con bạn thoát khỏi vấn đề của mình. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, bác sĩ nhi của bạn có thể giới thiệu bạn đến gặp nhà trị liệu nhi khoa, bác sĩ tâm lí hoặc bác sĩ tâm thần.