Cung cấp chiên lược đối phó

Khuyến khích con hỏi bạn những vấn đề mà bé không biết giải quyết một mình, giúp con đối diện và tìm hiểu vấn đề.

Một vài sự thất vọng và thất bại là điều không thể tránh được, vậy nên con bạn cần học những cách điều khiển sự giận dữ, sự xung đột và sự thất vọng. Nhiều thứ bé xem trong phim và trên TV dạy bé rằng bạo lực là cách giải quyết những tranh cãi. Bé có thể nghiêng về phía này hoặc rút lui khi bé buồn bã. Bé không thể phân biệt những vấn đề quan trọng với những chuyện không quan trọng. bé cần sự giúp đỡ của bạn để phân loại những thông điệp khó hiểu và tìm ra cách lành mạnh để bày tỏ những cảm giác tiêu cực.

Bắt đầu bằng cách điều khiển cơn giận dữ và chuyện không vui của riêng bạn theo cách trưởng thành để bé học tập từ bạn. Khuyến khích con hỏi bạn những vấn đề mà bé không biết giải quyết một mình, giúp con đối diện và tìm hiểu vấn đề. Có những giới hạn rõ ràng cho con để bé hiểu rằng bạo lực không được cho phép, và cứ để cho con biết rằng cảm thấy buồn bã, giận dữ, đau đớn hay thất vọng là những điều rất bình thường, không phải lo gì cả.

Giảm thiểu sự thất vọng và tăng khả năng thành công.

Một trong những cách con bạn phát triển lòng tự trọng là thành công. Quá trình bắt đầu trong căn nhà nhỏ với việc bắt đầu cố gắng kết nối và điều khiển cơ thể mình. Nếu bé làm được và nhận được sự khen ngợi, bé sẽ sớm có cảm giác tốt đẹp về mình và háo hức đến với những thử thách tiếp theo. Nhưng nếu không may, bé bị trì hoãn thành công và những nỗ lực đều thất bại, bé sẽ trở nên mất hết can đảm và sẽ ngừng cố gắng, hoặc trở nên dễ giận và thất vọng tràn ngập.

Là cha mẹ, bạn phải cố gắng đưa con đến thử thách để giúp con tìm ra khả năng và thành công của mình và đồng thời ngăn con chạm trán với chướng ngại vật hoặc gánh vác những việc dẫn đến quá nhiều sự thất vọng và thất bại. Như thế không có nghĩa là làm việc thay con hoặc giữ con tránh xa những nhiệm vụ mà bạn biết là thử thách với con. Thành công không có ý nghĩa gì nếu nó không phải đấu tranh mà có được. Tuy nhiên, quá nhiều sự thất vọng khi đối mặt với thử thách thật sự là vượt quá khả năng chịu đựng của một đứa trẻ, có thể để lại một hình ảnh tiêu cực không tốt. Điểm mấu chốt là phải tiết chế thử thách, cho nó ở trong chừng mực mà bé có thể với tới khi đòi hỏi bé cố gắng hơn một tí. Ví dụ, cố gắng để có được đồ chơi là phù hợp với tuổi của bé, không quá dễ dàng cũng không quá khó khăn để bé đạt được. Hãy tìm một số bé khác chơi cùng con, ít hoặc nhiều tuổi hơn con bạn cũng được. Nhờ con bạn giúp bạn làm một số việc vặt trong nhà như thể bé đã lớn, nhưng không mong đợi nhiều hơn khả năng của bé.

Khi nuôi con, bạn rất dễ bị những hy vọng và mơ mộng về con mình cuốn đi. Bạn muốn con bạn có sự giáo dục tốt nhất, tất cả cơ hội có thể, một lối sống và sự nghiệp thành đạt. Nhưng hãy cẩn thận để không vỡ mộng với những lựa chọn của bé. Trong xã hội cạnh tranh cao, đã có quá nhiều áp lực đặt vào con bạn. Vài trường mẫu giáo có những đòi hỏi đầu vào. Trong một số nghề nghiệp và trong thể thao, trẻ con được xem như ra khỏi cuộc đua nếu họ không được huấn luyện từ lúc lên mười. Trong thời buổi này, tính phổ biến của những chương trình mà hứa hẹn biến những đứa trẻ bình thường thành những siêu sao là điều dễ hiểu. Quá nhiều cha mẹ muốn con họ khởi đầu với những thành công trong cuộc đời. Không may, điều này ít khi nằm trong sở thích của con trẻ. Thật ra, thiếu bằng chứng rằng những chương trình huấn luyện sớm và khắc nghiệt này can thể sản xuất những “siêu sao nhí”. Đặt được sự cân bằng, cách tiếp cận phù hợp là chìa khóa để đạt được mong muốn và tránh khỏi sự thất vọng cho cả bạn và con.

Trẻ con bị áp lực sớm trong cuộc sống không học hỏi được nhiều hơn hay đạt được những kỹ năng cao hơn những đứa trẻ khác. Trái lại, những áp lực về thể chất và tình cảm trong sự nỗ lực có thể quá tiêu cực là những vấn đề phát triển tri thức và hành vi của bé. Nếu một đứa trẻ thật sự có năng khiếu, bé có thể phải xử lý những chướng ngại sớm và phát triển bình thường, nhưng hầu hết trẻ em có năng khiếu đòi hỏi áp lực ít hơn, không nhiều hơn. Nếu cha mẹ ép chúng, chúng sẽ cảm thấy quá tải và trở nên lo âu. Nếu chúng không đáp lại sự mong đợi của cha mẹ, chúng sẽ cảm thấy thất bại và lo lắng rằng chúng sẽ không được cha mẹ yêu thương nữa. Loại này là stress kinh niên và gọi vậy vì “những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu” (xem trang xxxiii) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não và ngăn trẻ phát triển những tiềm năng bẩm sinh.

Con bạn cần sự hiểu biết, sự an toàn và cơ hội hướng đến những tố chất đặc biệt, những nhu cầu và thời gian phát triển. Những điều này không thể đóng gói trong một chương trình và nó không đảm bảo cho tương lai, nhưng nó sẽ giúp con bạn thành công theo cách của riêng mình.

Viết một bình luận