Theo cách nghĩ của bọn trẻ, cách tốt nhất để nhiều người hiểu lối nói đó của chúng là nói điều đó liên tục
Khả năng ngôn ngữ ở trẻ được phát triển liên tục. Nhìn chung, đây là điều khiến các bậc phụ huynh cảm thấy hồi hộp khi quan sát, bởi sự hình thành vốn từ và các khái niệm được diễn đạt trở nên ngày càng tinh tế hơn. Tuy nhiên, có đôi lúc việc này có thể trở thành một hành động vô lễ và khiến bạn bực tức.
Trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến những vấn đề sau:
- Nói khi được hỏi chuyện
- Không thì thầm to nhỏ
- Không càu nhàu
- Không cãi lại
- Tránh dùng những từ ngữ khiếm nhã
- Xúc phạm người khác
- Nói “Xin lỗi” khi va vào ai đó
Một phần của những gì đang diễn ra trong những năm đầu chập chững đến trường là một bước ngoặt trong sự định hình hành vi của trẻ. Trường học và các bạn cùng trang lứa đóng một vai trò quan trọng. Cũng thời điểm đó, trẻ được trải nghiệm với nhiều thứ hơn và hầu hết những điều ấy là những điều mà không nhất thiết phải thông qua sự đồng ý của phụ huynh (chẳng hạn như những bài hát các em hát vang trên xe buýt của trường). Theo tôi, việc trẻ có những chuyện riêng tư vô hại là điều hoàn toàn rất bình thường và phù hợp ở độ tuổi của các em. Các em đang trải bước trên một đoạn đường dài để tạo ra sự khác biệt với thế thệ của các bạn bằng cách sử dụng những từ ngữ mà bạn không dùng hoặc biết những từ trẻ nghĩ bạn không biết, điều này cũng là một phần quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Nói cách khác, đây cũng là nguồn gốc của những từ lóng trong giới thanh thiếu niên hiện nay.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải nghe những kiểu nói khó nghe ấy tại bàn ăn.
Theo cách nghĩ của bọn trẻ, cách tốt nhất để nhiều người hiểu lối nói đó của chúng là nói điều đó liên tục. Việc sử dụng từ hay cách diễn đạt nào đó có thể trở thành thói quen và hiển nhiên sẽ có những từ mà bạn không muốn nghe. Hãy “bóp chết chúng khi còn ở trong trứng nước”. Nói cách khác, hãy giải thích một cách nhẹ nhàng cho những đứa trẻ rằng điều đó là không đúng ngay từ đầu tiên bọn trẻ thốt ra và chuẩn bị lặp đi lặp lại lối nói khó nghe ấy. Sau một buổi cắm trại, về nhà Willy toàn nói “Yo!”, những đến 4 lần. “Yo! Mẹ ơi! Lấy cho con một ít sữa? Yo! cái chân của con! Tôi đã ngồi xuống và giải thích đây không phải là cách mà chúng ta nên nói chuyện với mọi người. Đặc biệt, càng không phải là cách nói của người trưởng thành. Và trong một vài ngày tới, mỗi lần tôi nghe thấy “Yo!” – Tôi thật sự rất ngạc nhiên vì sự ăn sâu nhanh chóng của nó – Tôi yêu cầu cậu bé lặp lại những gì mà nó đã nói. Nhìn chung, những từ này dùng để gọi một ai đó thay vì gọi tên họ, ví dụ như “John, bạn có muốn trao đổi Roberto Clemente để lấy Rickey Henderson không?” thay vì nói “Yo! Bạn có muốn trao đổi…”. Điều đó hẳn là một sự thay đổi lớn.
Cần thoải mái cho trẻ nhiều sự lựa chon. Tôi có biết một đứa bé chín tuổi, và gần đây, cậu bé luôn nghĩ rằng mọi thứ đều gớm. Không phải rằng nhóc biết hết ý nghĩa của từ đó. Mỗi lần cậu bé thốt ra cái từ đáng sợ này, mẹ của cậu bé dừng cái hành động đó ngay và hỏi cậu thực sự muốn nói gì. “Bộ phim gớm? Nó quá chán à? Đáng sợ lắm ư? Hay quá trẻ con?” “bánh mì gớm. Gớm là quá dai? Quá giòn? Hay khó nuốt? Một vài đứa trẻ thích những ngôn từ sinh động và nếu bạn nói những từ hay cụm từ hoa mỹ (Mẹ nghĩ những bộ phim hoạt hình này thật sự dành cho vị thành niên!), bọn trẻ sẽ vui vẻ thay đổi nó. Một trong những nhược điểm của tiếng lóng hiện đại chính là việc thiếu hoa mỹ của nó.
Đến một lúc cô con gái của bạn bắt đầu thể hiện con bé có thể tự lập và tách bản thân ra khỏi bạn, con bé bắt đầu hứng thú với những mẩu đối thoại của bạn và muốn tham gia vào cuộc đối thoại ấy. Đó là lúc mà bạn sẽ được nghe thấy trẻ hỏi “Mẹ đang nói về chuyện gì vậy” và những câu hỏi tương tự. Những lúc như thế, bạn cần đưa ra một lý do rõ ràng. Những câu đại loại như “À, chẳng có gì đâu con” hoặc là “Còn nhỏ thì hiểu gì” sẽ giống như một cái tát vào mặt trẻ vậy. Thay vào đó, hãy giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu, cho dù đó là chủ đề chán ngắt như bảo hiểm đi chăng nữa. Ngoài cách thể hiện rằng bạn đang sẵn sàng sẻ chia với con mình, bạn cũng phải bắt đầu có những buổi nói chuyện thận trọng với trẻ về các vấn đề liên quan đến tuổi dậy thì. Nếu bạn đang nói về bạn của mình, gia đình Bensons, vừa nhận nuôi một chú chó con từ Hiệp hội chống ngược đãi thú vật (ASPCA) và hóa ra, đây là giống chó lai St. Bernard. Những cuộc nói chuyện như thế này có thể cho bé con nhà bạn cùng nghe và tham gia vào. Tuy nhiên, nếu là cuộc nói chuyện về những khó khăn trong kinh doanh của gia đình Bensons thì nên đợi đến khi bạn có chút thời gian riêng tư hẵng giải thích (có thể là sang năm chẳng hạn!)
Con của bạn cũng sẽ muốn góp phần vào cuộc nói chuyện, và những điều trẻ nói không còn là những lời nói leo không liên quan gì của tuổi mẫu giáo nữa. Và khi lớn hơn một tí, đứa trẻ có thể nói thao thao bất tuyệt một “bài diễn văn” về mẫu Búp bê Barbie Inline Skate mới vừa ra mắt. Những lúc như vậy, bạn nghĩ mình giống như ông bố trong phim “Cheaper By the Dozen”, ông ta luôn hét toáng lên “Chẳng có gì thú vị cả!” khi các cuộc nói chuyện đã đi quá xa chủ đề cho phép. Thực sự, tôi cho rằng đôi khi chúng ta nên cho trẻ cơ hội làm chủ cuộc nói chuyện, dù chúng ta có hứng thú với những người ăn thịt Triassic-era hay không. Thậm chí khi trẻ cố tóm tắt vở kịch hồi lớp ba đúng từng từ một cũng là một sự cố gắng để tán gẫu theo phong cách người lớn. Cách nói của trẻ sẽ dần trở nên lưu loát và tinh tế hơn theo thời gian.
Bạn không cần quan tâm nhiều đến bọn trẻ như trước khi chúng bước vào độ tuổi đi học. Tuy nhiên, thật ra những đứa trẻ vẫn cứ muốn được quan tâm nhiều hơn, đơn giản chỉ là nói chuyện cùng nhau. Những đứa trẻ thực sự đã quen với những khái niệm rằng: “không ngắt lời người khác”, “nói chuyện với giọng nhỏ nhẹ”, “không gọi tên hay nhận xét bất cứ ai”, và nói “vui lòng” và “cám ơn” thường xuyên. Bạn sẽ vẫn cần nhắc nhở chúng tất cả những nguyên tắc này. Hơn nữa, đã đến lúc để giảng cho chúng nghe những nguyên tắc sau đây:
Nói khi được hỏi chuyện.
Trẻ mẫu giáo có khả năng sẽ không còn nhút nhát hay im lặng nữa, nhưng có vẻ như từ bảy tuổi trở lên, những đứa trẻ trở nên ủ rũ hơn. Nếu một ai đó nói “Chào con”, thì con gái của bạn cũng phải đáp lễ lại “Chào cô”. Nếu được một ai đó hỏi “Giờ là mấy giờ rồi con?” thì con bé sẽ trả lời “Dạ bốn giờ rưỡi” hay là “Con không biết nữa, con bị mất đồng hồ hồi tuần trước rồi”. Nếu một cô lớn tuổi ngồi ở bàn ăn và nói “À, cưng ơi, lớn lên con muốn làm gì?” con bé sẽ trả lời “Con vẫn đang tìm hiểu. Thế cô làm gì vậy ạ?” hoặc những thứ đại loại như thế. Việc mặc kệ người khác hỏi gì là cực kì bất lịch sự và khiến người ta bực mình, đó là lý do tại sao bọn trẻ thường hành động như vậy với những đứa em đáng ghét của mình
Không thì thầm to nhỏ
Ở giai đoạn này, các bé đủ lớn và tất nhiên sẽ có những chuyện thầm kín, riêng tư, đặc biệt là giữa những bé gái. Đừng sai lầm khi cứ khăng khăng muốn “bí mật” được tiết lộ oang oang. Có khi, con gái bạn đã có cơ hội thầm thì điều gì đó với người khác. Nhưng bạn có thể nhắc nhở cô bé rằng những chuyện bí mật và việc thầm thì to nhỏ là bất lịch sự với mọi người, làm như vậy sẽ khiến người khác không vui. Trong quyển “Betty MacDonald’s Hello” có một câu chuyện tếu lâm như thế này, quý bà Piggle Wiggle chán nản vì căn bệnh nói thầm thì mãn tính của mình (người nói thầm thì bị tắt tiếng tạm thời). Bạn thực sự không thể bỏ cái thói quen thì thầm to nhỏ, nhưng bạn có thể hy vọng giới hạn nó đến khi thói quen này chỉ là quá khứ.
Không càu nhàu
Nói to nói nhỏ cho nhau nghe thường làm cho những người xung quanh bực mình, nhưng thỉnh thoảng, những đứa trẻ cũng có những bí mật cần chia sẻ. Tuy nhiên, trẻ cũng thường hay càu nhàu về bố mẹ. Hành động này biểu thị thái độ không vâng lời. Bạn bảo con gái mình xếp gọn chăn gối trên giường thì nhóc lầm bầm và nói như thể không muốn bạn nghe thấy. Đây là lúc mà nhóc càu nhàu những điều mà nhóc không dám nói, và nếu như nhóc không dám nói ra điều này thì điều này chẳng hay ho gì khi đến tai bạn. Nếu bạn đang sôi máu, hãy mặc kệ nhóc đi. Nhưng nếu bạn vẫn còn ngái ngủ và có vừa ăn lót dạ buổi sáng, hãy nói một cách vui vẻ, “Cưng à, đừng càu nhàu như thế , như vậy mẹ không thể hiểu con được đâu”. Nếu bạn may mắn, lúc đó nhóc sẽ đáp lại, “À, không có gì mẹ à” với cái giọng cáu kỉnh và bạn có thể không nhận thấy. Nhưng nếu nhóc hăm hở kiếm chuyện với bạn, nó sẽ nói cho bạn nghe nó cảm thấy bức xúc chuyện gì, và rồi giữa bạn và con gái mình sẽ diễn ra một cuộc đối chất, là rằng nhóc ghét phải dọn dẹp chăn gối sau khi ngủ dậy, bạn Remy thì chả bao giờ phải gấp chăn gối sau khi ngủ dậy cả. Tôi không quan tâm nguyên nhân của vấn đề, nhưng chắc chắn một điều, con gái bạn biết rằng việc càu nhàu và những lời kêu ca của con bé thật sự vô lễ và chẳng mang lại tích sự gì.
Không cãi lại
Những đứa trẻ tự cho là cái gì mình biết đều đúng. Và các bé không bao giờ ngần ngại để chỉ ra hoặc nói huỵch toẹt ra rằng bạn vừa làm sai điều gì đó. Hành động này không có gì sai cả, tôi không phản đối nhưng tôi muốn mọi thứ diễn ra theo một cách nhẹ nhàng. Tôi cho là các bậc phụ huynh nên dạy trẻ cách nói như thế nào là phù hợp trong những tình huống như thế, ví dụ như câu “Không, con không nghĩ như vậy” thay vì nói “Mẹ à, mẹ sai rồi”. Hoặc dùng những cách nói khác thay vì cãi lại, “Con đọc được rằng…” hoặc “Joe nói rằng…” hoặc “Nhưng con nghĩ rằng…”
Tránh dùng những từ ngữ khiếm nhã, xúc phạm đến người khác
Dùng những từ xúc phạm để gọi tên người khác cũng là một trong những hành vi khiếm nhã. Thường thì mọi người thích dùng từ “Này” để gọi tên ai đó thay vì nói đúng tên họ, ví dụ như, “Này, The Sonics là một đội bóng rỗ” cách nói này vừa vô lễ vừa gây phản cảm. Thậm chí ngay cả khi nói chuyện với những đứa em đáng ghét của mình, các bé cũng không nên dùng cách nói chuyện thô lỗ như vậy.
Nói “Xin lỗi” khi va vào người khác
Hoặc khi bạn giẫm phải chân của họ, nói cách khác, là bạn đang xâm phạm khoảng không gian riêng của người khác. Trẻ em thường làm theo những gì chúng thích và không quan tâm đến liệu mình có đang làm phiền người khác hay không. Thường những lúc như thế này, các bậc phụ huynh sẽ nhắc nhở con mình: “Con à, nhìn xem, con vừa va vào bàn và làm đổ hết hết cà phê của mẹ rồi đây này!”. Hẳn nhiên, khi được nhắc nhở như vậy, đứa trẻ sẽ cảm thấy bối rối và thường làm lơ mọi chuyện. Những lúc như thế này, với tư cách là bố, là mẹ, bạn nên dạy trẻ cách nói “xin lỗi”. Một khi trẻ được giáo dục theo cách này, các bé sẽ dần dần nhận thức được tình huống và về sau sẽ không mắc phải những vi phạm quy tắc giao tiếp xã hội.
(Trích từ “Elbows off the Table, Napkin in the lap, No Video Games During Dinner, The Modern Guide to Teaching Children Good Manners của Tác giả Carol McD. Wallace, Nhà xuất bản St. Martin Press, New York 1996”)