Trong quá trình chuyển dạ, những cơn co thắt sẽ trở nên mạnh hơn, diễn ra thường xuyên hơn và lặp lại sau 30 đến 70 giây. Cơn co thắt này có xu hướng bắt đầu từ lưng của người mẹ và sau đó chuyển xuống vùng bụng dưới.
Khoảng thời gian mang thai thường nằm trong khoảng tư 37 đến 42 tuần lễ. Các cơn co dạ là những dấu hiệu rõ ràng rằng cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc sinh em bé. Khi các cơn co dạ xuất hiện, cổ tử cung của bạn sẽ mở ra và sẽ bắt đầu co hoặc ép. Cổ tử cung của bạn sẽ trở nên mỏng hơn để đầu em bé có thể qua cửa mình. Mỗi khi các cơn co dạ xuất hiện, cổ tử cung và bụng của bạn sẽ chặt hơn và khó cử động hơn. Giữa những cơn co dạ đó, cổ tử cung có thể sẽ mềm hơn và bạn có thể thư giãn trong một thời gian ngắn trước khi đến cơn co dạ kế tiếp.
Mắc dù hầu hết phụ nữ biết khi nào họ gần lâm bồn, nhưng không phải lúc nào cũng dễ để nói chắc chắn khi nào quá trình này bắt đầu. Quá trình hiểu sai này có thể xuất hiện khi mà những cơn co dạ này xảy ra rời rạc và yếu. Ngay cả khi như vậy cũng đừng nên ngại ngùng khi gọi bác sĩ cũng như là đến bệnh viện, vì nếu bạn không chắc chắn thì nó có thể là thật.
Với những cơn lâm bồn thật sự, bạn sẽ cảm thấy:
- Những cơn co dạ lặp đi lặp lại, chuột rút, và làm gia tăng mức độ đau đớn tương ứng với việc làm giãn nở cổ tử cung của bạn và là sự hạ thấp xuống của em bé thông qua cửa mình.
- Một vệt máu mỏng , hồng hay sáng màu tuôn ra từ âm đạo là nước nhầy chặn cổ tử cung.
- Quá trình vỡ nước ối – thứ nước bao quanh và bảo vệ đứa bé của bạn.
Trong quá trình chuyển dạ, những cơn co thắt sẽ trở nên mạnh hơn, diễn ra thường xuyên hơn và lặp lại sau 30 đến 70 giây. Cơn co thắt này có xu hướng bắt đầu từ lưng của người mẹ và sau đó chuyển xuống vùng bụng dưới.
Vậy khi nào bạn nên liên lạc với bác sĩ hay đến bệnh viện?.
Hy vọng bạn đã thảo luận với bác sĩ của bạn về việc này. Nói chung bạn nên đến bệnh viện hay liên lạc với bác sĩ phụ khoa khi bạn bị vỡ nước ối (cả khi bạn chưa có những cơn co thắt), bạn đang chảy máu ở âm đạo hay cơn đau dai dẳng giữa các cơn co thắt.
Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc trước khi sinh con. Việc dùng thuốc này có thể được lựa chọn khi bác sĩ biết rằng sức khỏe của bạn hay đứa bé đang bị đe dọa. Có thể bạn mắc một số căn bệnh mãn tính như là bệnh tiểu đường hay cao huyết áp có thể gây nguy hiểm cho bạn và cho đứa con. Bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng thuốc gì trong quá trình sinh nở nếu đứa bé không phát triển bình thường. Với các loại thuốc uy tín (như oxytocin hay prostglandin có thể được cung cấp tại bệnh viện), người mẹ sẽ có những cơn co thắt và cổ tử cung sẽ mở ra. Bác sĩ chú ý đến việc vỡ màng bọc thai nhi hay dùng các dụng cụ để giúp cho việc sinh nở tiến hành.
Mức độ đau đớn trong quá trình sinh nở thì khác nhau ở mỗi người. Đối với một số trường hợp thì quá trình này sẽ rất đau, phụ nữ có thể áp dụng kĩ thuật thư giãn và áp dụng các kĩ thuật thở (được phổ biến ở các lớp học sinh con) để giúp họ đối phó với sự khó chịu. Mát-xa ở vùng bụng dưới bởi người bạn đời hay các chuyên viên mát-xa sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu, cũng như việc tắm hay dùng vòi hoa sen (nếu được) hay có thể chườm túi đá ở trên lưng.
Nếu episiotomy (phẫu thuật rạch bên trong âm đạo) là cần thiết để làm đầu của bé qua cửa mình dễ dàng, gây tê cục bộ được tiến hành trước thời điểm sinh nở để chờ thuốc mê có tác dụng. việc gây tê cục bộ hầu như không gây ra ảnh hưởng xấu nào cho bé.
Trong quá trình sinh nở nhiều bà mẹ quyết định sử dụng thuốc để giảm sự đau đớn của các cơn co thắt. Bao gồm:
- Narcotic (opioid) được tiêm hay truyền qua ống thông tĩnh mạch. Loại thuốc này làm giảm các cơn đau nhưng có thể làm chậm nhịp thở của đứa bé nếu dùng sát thời điểm chuyển dạ.
- Một số thuốc được dùng ở khu vực cột sống giảm cường độ của các cơn đau co thắt. Như là gây mê màng cứng hay phong bế cột sống. Một ống nhỏ gọi là ống thông sẽ được đưa vào khu vực cột sống. Thuốc được đưa vào ống thông tĩnh mạch giúp làm giảm cảm giác trong bụng và làm các cơn co thắt bớt đau. Cơn đau thường bắt đầu trong vòng 10 đến 20 phút. Hầu hết các lần, thuốc được dùng với lượng vừa đủ nên người mẹ vẫn tỉnh táo nhận biết được các cơn co thắt (mặc dù chúng không gây đau như ban đầu) và có đủ sức để rặn em bé ra khỏi cửa mình. Tác dụng phụ và biến chứng rất hiếm , nhưng có thể sẽ bị đau đầu hay hạ huyết áp.
Nếu bác sĩ quyết định Cesarean là cần thiết, sẽ có 3 lựa chọn cho việc gây mê:
- Thêm một số thuốc được chỉ định thông qua ống thông để giúp phần bụng dưới tê (từ khung xương sườn đến ngón chân cái). Nếu bạn đã gây tê màng cứng để giảm cơn đau, sau đó thêm một lượng thuốc được đưa qua ống thông tĩnh mạch sẽ giúp bạn đủ tê cho một cuộc phẫu thuật. Ưu điểm của việc gây tê này là đứa bé sẽ không cảm thấy buồn ngủ và bà mẹ sẽ cảm thấy tỉnh táo khi bé ra đời.
- Nếu bà mẹ được đề nghị đẻ mổ vào một ngày dự tính trước, bác sĩ sẽ đề nghị làm phong bế khối cột sống. Đây là mũi tiêm duy nhất vào chất dịch bao quanh khối cột sống. Phong bế diễn ra rất nhanh và dễ tiến hành, có tác dụng gây tê tốt hơn so với màng cứng. Một ưu điểm khác biệt giữa phong bế cột sống và phong bế màng cứng là các cơn đau sẽ hết trong vòng vài giờ đối với phong bế cột sống, trong khi ở phong bế màng cứng là các cơn đau sẽ kéo dài. Tác dụng phụ cũng như biến chứng rất hiếm gặp, cũng có thể gây đau bụng và giảm huyết áp.
- Nếu phẫu thuật cần thiết được tiến hành trong trường hợp khẩn cấp hay các mẹ gặp vấn đề với phong bế màng cứng và cột sống, có thể dùng thuốc gây mê. Việc này làm đứa bé rất buồn ngủ và khi đứa bé ra đời có thể bị ảnh hưởng đến nhịp thở. Quá trình này nên tiến hành nhanh chóng để giảm thiểu các ảnh hưởng đến bé. Trong trường hợp có thể thì phong bế cột sống và màng cứng sẽ tốt hơn.