Đôi khi một phần ruột bị vướng gây sưng và đau (thấy mềm khi chạm vào). Con bạn có thể cảm thấy buồn nôn và nôn mửa. Tình trạng này goi là chứng thoát vị ruột và cần đến bác sĩ ngay.
Nếu bạn thấy một khối u nhỏ ở vùng háng của con bạn hay bìu dái bị phình to ra, có thể con bạn đã mắc chứng sa ruột ở bẹn. Có đến 5% trẻ em mắc bệnh này (hầu hết là nam). Tình trạng này xảy ra khi có một phần hở ra ở thành bụng dưới của bé làm cho ruột chui qua được. Bệnh này thường bị nhầm lẫn với một loại bệnh lành tính hơn: bệnh tràn dịch phúc tinh mạc.
Tinh hoàn của một bào thai nam đang lớn phát triển bên trong khoang bụng, di chuyển xuống bìu dái thông qua một cái ống vào những tháng cuối trước khi chào đời. Khi sự di chuyển này diễn ra, niêm mạc của thành bụng được kéo dọc theo tinh hòan, tạo nên một túi liên kết tinh hòan với khoang bụng. Bệnh sa ruột ở trẻ em có thể là do một sự cố trong quá trình di chuyển này, để lại một khoảng trống và sau này, một phần ruột theo khoảng trống đó mà sa vào vùng háng họăc bìu dái.
Hầu hết chứng sa ruột không gây khó chịu, và bạn hoặc bác sĩ khoa nhi có thể phát hiện nó khi nhìn thấy chỗ phình lên. Mặc dù bệnh này phải được chữa trị nhưng không nguy cấp lắm. Đôi khi, việc cho trẻ nằm xuống, nâng hai chân lên có thể khiến khối u đó tan đi nhưng bạn vẫn phải đưa con mình đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đôi khi một phần ruột bị vướng gây sưng và đau (thấy mềm khi chạm vào). Con bạn có thể cảm thấy buồn nôn và nôn mửa. Tình trạng này goi là chứng thoát vị ruột và cần đến bác sĩ ngay.
Cách điều trị
Nếu chứng sa ruột không bị tắc, bạn vẫn nên cho bé phẫu thuật càng sớm càng tốt. Bác sĩ phẫu thụât sẽ kiểm tra vùng bụng phía bên kia để có kết quả chính xác bởi vì thường sẽ có những dấu hiệu tương tự xuất hiện ở đó.
Nếu chứng sa ruột gây đau, có thể một phần ruột đã bị vướng. Trong trường hợp đó, hãy đến bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể di chuyển phần ruột bị vướng ra ngoài túi thoát vị.