Chuẩn bị cho bản thân có thể khó hơn với với các bậc cha mẹ trẻ tuổi, đặc biệt nếu bạn thuộc tuýp người hành động ngẫu hứng hơn là suy nghĩ trước, nhưng dù gì sự chuẩn bị vẫn rất quan trọng, vì nó làm tăng thêm tự tin.
Nếu mà bạn còn có những đứa con khác, bạn sẽ phải chuẩn bị kĩ lưỡng khi nào và làm thế nào để nói cho chúng biết về việc có em bé mới. Một đứa trẻ cỡ bốn tuối hay lớn hơn cần được biết ngay khi bạn bắt đầu nói chuyện này cho bạn bè và họ hàng. Trẻ nên biết cơ bản vế việc làm cách nào mà bé có liên quan đến người em trai hay em gái mới kia. Truyện ngắn về những con cò hay những chuyện đại loại như thế có vẻ dễ thương nhưng sẽ không giúp đứa con bé bỏng của bạn hiểu và chấp nhận vấn đề. Sử dụng một trong những quyển sách có hình ảnh liên quan đến chủ đề này có thể giúp bạn giải thích được câu “những em bé đến từ đâu”. Giải thích quá chi tiết có thể làm bé sợ. Thường thì nói như vậy là được rồi: “giống như con , em bé cũng được tạo nên từ một chút của mẹ và từ một chút của bố”.
Nếu con bạn chưa tới bốn tuổi khi bạn đang mang thai, bạn có thể đợi một lúc nào đó trước khi nói cho bé. Ở tuổi này, bé còn nghĩ quá nhiều về bản thân và rất khó để hiểu khái niệm trừu tượng như một em chưa sinh ra đời là như thế nào. Nhưng khi bạn bắt đầu trang bị lại phòng trẻ sơ sinh, may hay mua quần áo em bé,con bạn nên được cho biết chuyện gì đang diễn ra. Chuẩn bị sẵn những câu hỏi mà bé có thể hỏi về sự phát triển của bụng mẹ để mà giải thích cho bé chuyện gì đang diễn ra. Những quyển sách có hình ảnh trẻ em hoặc là việc trở thành anh chị rất hữu dụng cho chúng. Cho trẻ xem hình siêu âm của em chúng cũng hữu ích không kém. Ngay cả khi trẻ không hỏi han gì, cũng hãy bắt đầu nói nói cho trẻ biết về em bé khoảng vài tháng cuối thai kì. Nếu bệnh viện của bạn có mở lớp dạy người thân chuẩn bị gì cho thai phụ bạn nên dẫn trẻ theo, làm vậy trẻ sẽ biết nơi em bé được sinh ra cũng như nơi trẻ đến thăm mẹ. Chú ý đến những đứa trẻ sơ sinh khác và anh/chị của chúng rồi nói cho con bạn biết cách mà bé sẽ trở thành anh/chị.
Đừng vội hứa là điều đó sẽ giống vậy sau khi em bé ra đời vì nó sẽ không giống như vậy đâu dù cho bạn có cố gắng tới đâu đi nữa. Nhưng mà phải đoan chắc với con bạn rằng bạn thương yêu nó nhiều như là bạn thương yêu em bé, và làm cho trẻ hiểu ra mặt tích cực của việc có một đứa em ruột thịt. Làm được điều này khó hơn cả nếu con bạn khoảng từ 2 đến 3 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ còn rất gắn bó với bạn và chưa hiểu được các ý niệm về: chia sẻ thời gian, sự chiếm hữu cũng như là sự yêu mến của bạn cho bất kì ai khác. Trẻ cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi xung quanh mình và có thể cảm thấy bị đe dọa bởi cái ý tưởng có một thành viên mới trong gia đình. Cách tốt nhất để giảm thiểu ghen tỵ là làm hết mức có thể cho trẻ trở thành một phần trong sự chuẩn bị cho em bé sắp chào đời. Hãy cho trẻ đi theo bạn mua tã cũng như những vật dụng dùng bày trí trong phòng. Đưa cho trẻ xem bức hình mà lúc nó còn là một em bé sơ sinh và nếu bạn định sử dụng lại một số vật dụng cũ hãy để trẻ chơi với nó một lúc trước khi chuyển cho em bé mới sinh.
Bất cứ mọi thay đổi chủ yếu hàng ngày ở trẻ như: việc đi vệ sinh, việc chuyển từ giường sang cũi, đổi phòng ngủ hoặc là đến tuổi đi học cần phải được hoàn tất khi em bé chào đời. Nếu không thể, hoãn tất cả các việc trên lại cho tới khi em bé đã hiện diện trong nhà hay con bạn có thể cảm thấy như bị áp đảo khi em bé mới chào đời thay thế vị trí của mình, gây thêm căng thẳng cho trẻ trong việc thích nghi.
Đừng bị hoảng sợ nếu cái tin mà bé sắp chào đời hoặc sự xuất hiện của bé sơ sinh thúc đẩy lại những hành vi trước đây của đứa bé lớn. Trẻ cũng có thể đòi một cái chai, đòi được mặc tã lần nữa, rồi khóc không vì lí do gì hay từ chối việc không đi theo bạn. Đây là cách trẻ đòi hỏi tình yêu thương và sự chú ý cũng như yên tâm được rằng bạn vẫn đối xử với chúng như vậy. Thay vì phản đối hay bảo trẻ phải cư xử đúng mực hãy đơn giản đồng ý yêu cầu của chúng và đừng lấy làm khó chịu vì điều đó. Một bé 3 tuổi đã được dạy cho cách đi vệ sinh lại đòi được dùng tã trong vài ngày hay một bé 5 tuổi muốn lại cái mền mà nó cho là an toàn trong vài tuần (bạn nghĩ là nó đã quên từ lâu rồi) sẽ sớm trở lại bình thường khi chúng nhận ra rằng bây giờ chúng cũng chiếm một ví trí quan trọng trong gia đình như em bé mới sinh của nó vậy. Vì vậy, một bé muốn được chăm sóc lần nữa cũng sẽ mau chán thôi.
Tuy nhiên dù bận rộn hay bé sơ sinh có chiếm nhiều thời gian của bạn quá thì cũng phải chắc rằng bạn dành chút thời gian đặc biệt trong này chỉ có bạn và đứa trẻ lớn hơn. Đọc sách , nghe nhạc , chơi trò chơi hay đơn giản là chỉ nói chuyện cùng nhau. Cho trẻ thấy rằng bạn cũng quan tâm tới những gì trẻ đang làm đang nghĩ đang cảm nhận, không chỉ những việc liên quan đến đứa em mới sinh mà còn về tất cả những thứ khác nữa. Làm cho đứa lớn hơn cảm thấy mình đặc biệt chỉ tiêu tốn của bạn khoảng 5 tới 10 phút một ngày lấy từ thời gian mà bé sơ sinh ngủ hay được người lớn khác chăm sóc.
Với tất cả các bậc cha mẹ, khi mà bé sơ sinh cuối cùng đã chào đời tất cả những đợi chờ, những bất tiện của việc thai nghén giờ chỉ còn là thứ yếu. Bỗng nhiên bạn được gặp cái người mà mình đã vô cùng thân thiết và vẫn ở trong tâm trí của bạn hàng tháng trời nay. Phần còn lại của quyển sách sẽ nói đến việc đứa trẻ sẽ lớn lên như thế nào và công việc đang đợi bạn – các bậc cha mẹ.
Đây là quá nhiều sự chuẩn bị bạn có thể làm trước khi bắt đầu bất cứ cuộc hành trình nào. Chúng ta đã nói nhiều về việc đáp ứng cho những thứ bạn cần cũng như những việc nên và không nên làm. Cuối cùng cách mà bạn thừa nhận vai trò làm cha mẹ của mình sẽ càng được khẳng định hơn bằng cách bạn chuẩn bị cho bản thân mặt tinh thần và cảm xúc hơn là việc quyết định sẽ chọn màu nào cho giấy dán tường hay sẽ mua giường cũi kiểu nào. Chỉ mình bạn biết làm sao để đối phó với stress và sự thay đổi. Cố gắng chuẩn bị cho vai trò làm cha mẹ của mình theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Một số bậc cha mẹ tìm nhóm hỗ trợ, số khác thích trầm ngâm suy nghĩ, phác họa hay viết ra.
Chuẩn bị cho bản thân có thể khó hơn với với các bậc cha mẹ trẻ tuổi, đặc biệt nếu bạn thuộc tuýp người hành động ngẫu hứng hơn là suy nghĩ trước, nhưng dù gì sự chuẩn bị vẫn rất quan trọng, vì nó làm tăng thêm tự tin. Nó làm cho bé có một sự tự tin tuyệt vời khi trẻ bắt đầu tập đi. Cũng giống vậy, bạn cũng cần sự tự tin ấy như là một bước đầu tiên để trở thành cha mẹ.