Trao cho con tình yêu có nghĩa chỉ nói “Ba mẹ yêu con”. Con bạn không thể hiểu những từ này có nghĩa gì nếu bạn không đối xử với bé bằng tình yêu.
Nhìn nhận con như một người riêng biệt.
Hãy luôn nhớ rằng con bạn là độc nhất, khác hẳn với bất kỳ ai và hãy tôn trọng những đặc tính của trẻ. Khám phá nhu cầu và ưu điểm đặc biệt của con mình, tâm trạng cùng sự nhạy cảm của con, và đặc biệt là óc hài hước của trẻ, những đặc tính bắt đầu hình thành rất sớm ở giai đoạn sơ sinh. Hãy để trẻ cho bạn niềm vui của việc chơi đùa. Bạn càng thương yêu và tôn trọng cá tính của con, bạn càng thành công trong việc hình thành lòng tin, an toàn và lòng tự trọng ở trẻ. Bạn cũng sẽ có nhiều niềm vui khi làm cha mẹ.
Thể hiện tình yêu của bạn.
Trao cho con tình yêu có nghĩa chỉ nói “Ba mẹ yêu con”. Con bạn không thể hiểu những từ này có nghĩa gì nếu bạn không đối xử với bé bằng tình yêu. Hãy tự nhiên, thư giãn và biểu lộ sự trìu mến với bé. Hãy thực sự tiếp xúc trực với bé như ôm, hôn, lúc lắc và nô đùa. Dành thời gian để trò chuyện, ca hát và kể chuyện cho bé nghe mỗi ngày. Hãy lắng nghe và quan sát cách bé đáp lại tình cảm của bạn. Bằng cách chú tâm và tự do thể hiện tình cảm, bạn làm con cảm thấy đặc biệt và an tâm và đặt một nền móng vững chắc cho lòng tự trọng của con.
Giao thiệp trung thực và thẳng thắn.
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn cần dạy cho bé. Bài học bắt đầu khi bé nhìn vào mắt bạn và lắng nghe những lời nói của bạn. Bài học đó sẽ tiếp tục khi bé xem và nghe bạn nói chuyện với những thành viên khác trong gia đình và khi bạn giúp bé loại bỏ những bận tâm, những vấn đề và những sự lộn xộn. Bé cần bạn thấu hiểu, nhẫn nại, thành thực và rõ ràng. Sự giao tiếp tốt với các thành viên trong gia đình không phải luôn dễ dàng. Điều này đặc biệt khó khăn khi cả cha mẹ đều phải làm việc, trải rộng quá mức, hoặc chịu quá nhiều căng thẳng, hoặc khi một người bị chán nản, bệnh, hoặc tức giận. Để sự giao tiếp diễn ra trôi chảy đòi hỏi sự tận tâm, phối hợp giữa các thành viên trong gia đình, và sự sẵn sàng nhận ra vấn đề khi nó nảy sinh. Bày tỏ những cảm xúc riêng của bạn, và khuyến khích con bạn cũng công bằng cởi mở với bạn. Tìm kiếm sự thay đổi trong hành vi của bé – như thường xuyên khóc, dễ cáu, vấn đề giấc ngủ, hay ăn không ngon – dấu hiệu của sự buồn bã, sợ hãi, thất vọng hay lo lắng, và chỉ cho con rằng bạn quan tâm và thấu hiểu những cảm xúc này. Đặt câu hỏi, lắng nghe câu trả lời, và đưa ra những đề nghị có tính chất xây dựng.
Lắng nghe chính mình, xem như là những gì bạn nói với con trước khi từ ngữ rời khỏi miệng. Thỉnh thoảng dễ gay gắt, thô lỗ, những phát biểu lúc giận dữ hay thất vọng mà bạn không thật sự cố ý nhưng con bạn sẽ chẳng bao giờ quên. Những lời bình luận không suy nghĩ hay đùa cợt dường như ngẫu nhiên với bạn có thể làm đau con bạn. Những cụm từ như “Đó là một câu hỏi ngu xuẩn” hay “Đừng làm phiền ba/mẹ” làm con bạn cảm thấy mình vô dụng và dù không muốn, bạn cũng đã phá hủy lòng tự trọng của bé một cách nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên phê bình hay can ngăn bé, bé cũng sẽ quay lưng lại với bạn. Thay vì nhìn bạn để bắt chước, bé sẽ do dự khi đặt câu hỏi và nghi ngờ lời khuyên của bạn. Giống như những người khác, trẻ con cần những lời khuyến khích đặt câu hỏi và nói ra những suy nghĩ của mình. Bạn càng thông cảm, chú tâm và thành thật, bé càng cảm thấy thoải mái khi thành thật với bạn.
Dành thời gian cho nhau.
Bạn không thể cho con bạn tất cả những gì bé cần nếu bạn chỉ dành cho con vài phút mỗi ngày. Để biết bạn và cảm thấy tin vào tình yêu của bạn, bé phải dành nhiều thời gian với bạn, cả thể chất và tình cảm. Dành nhiều thời gian cho nhau là hoàn toàn có thể dù bạn có nhiều mối bận tâm bên ngoài. Bạn có thể làm việc cả ngày mà vẫn dành một khoảng thời gian nhất định cho con mỗi ngày. Điều quan trọng là thời gian này chỉ dành cho bé, trao đổi những nhu cầu của con và của bạn với nhau. Có nhất thiết phải có khoảng thời gian cố định không? Không ai có thể trả lời chính xác. Một giờ bên cạnh bé còn chất lượng hơn cả ngày ở chung nhà nhưng khác phòng. Bạn có thể ở nhà cả ngày và chẳng bao giờ chú ý những những đòi hỏi của con. Nó phụ thuộc vào bạn hoạch định thời gian biểu và hướng sự chú ý của mình để có thể biết con cần gì.
Nó có thể giúp bạn để dành một khoảng thời gian đặc biệt cho con bạn mỗi ngày và dành nó để chơi với con. Hãy nỗ lực lôi kéo con vào những hoạt động của gia đình – chuẩn bị bữa ăn, giờ ăn, và những thứ tương tự. Sử dụng thời gian này để kể về những với đề của mỗi người (hãy chăm chú, tuy nhiên, đừng đè nặng con bạn với những vấn đề người lớn, trẻ con không cần gánh những mối lo của bạn), những mối bận tâm riêng, và những sự kiện trong ngày.
Nếu bạn là cha mẹ làm việc, sự chú ý của bạn dành cho con sẽ giúp bảo đảm rằng bé được điều chỉnh tốt và được yêu thương. Nếu con bạn được chăm sóc tốt khi bạn làm việc, bé sẽ phát triển nhanh bất kể bạn dành cho công việc bao nhiêu giờ.
Sự phát triển và thay đổi tự nhiên.
Khi con bạn mới chào đời, bạn có lẽ khó tưởng tượng lúc con bạn lớn lên như thế nào, và mục đích chính của bạn như bao cha mẹ khác là cỗ vũ, hướng dẫn, và dìu dắt sự phát triển của con. Bé phụ thuộc vào bạn trong việc cung cấp thức ăn, sự bảo vệ, và chăm sóc sức khỏe để phát triển đúng đắn, cũng như là hướng bé đến một ý thức và tinh thần để bé luôn khỏe mạnh, trưởng thành và riêng biệt. Thay vì chống lại sự thay đổi của trẻ, việc của bạn là nhìn nhận và nuôi dưỡng nó.
Định hướng sự phát triển của con cần có những nguyên tắc quan trọng cho cả bạn và bé. Khi con trở nên độc lập hơn bé sẽ cần những luật lệ và nguyên tắc để giúp bé nhận ra những gì bé có thể làm và phát triển. Bạn cần cung cấp cái khung giới hạn này cho bé, đặt ra những luật lệ thích hợp với mỗi giai đoạn phát triển của con và chỉnh lại khi bé thay đổi vì chúng để khuyến khích sự phát triển chứ không phải để đàn áp.
Sự lộn xộn và các mối xung đột không giúp con bạn trưởng thành, mà chính là sự kiên định. Hãy chắc chắc rằng mọi người quan tâm bé đều hiểu và đồng ý cái cách mà bé sẽ lớn lên, và những luật lệ mà bé mong làm theo. Đặt ra những cách xử sự đúng đắn cho tất cả những người chăm sóc bé để theo dõi khi bé cư xử không đúng, và điều chỉnh những lối xử sự này theo luật lệ để bé trở nên có trách nhiệm hơn.
Bạn cũng cần tạo lập một môi trường để khuyến khích sự phát triển trí não của bé. Thế giới của con – bao gồm nơi bé sống, chơi đùa và những người bé tiếp xúc – sẽ ảnh hưởng đến việc trí não bé phát triển như thế nào. Môi trường và kinh nghiệm của con bạn cần được nuôi dưỡng không ngừng, với sự ấm áp và tình yêu thương cho bé tự do khám phá và học hỏi an toàn. (Thông qua cuốn sách này, bạn sẽ tìm thấy lời hướng dẫn để đảm bảo sự phát triển trí não tốt nhất cho con bạn).