Nếu bé uống nhiều sữa hơn và không chịu ăn những thực phẩm giàu sắt thì hãy hỏi ý kiến của bác sỹ nhi khoa về việc bổ sung chất sắt vào bữa ăn của trẻ.
Nếu bạn cung cấp cho bé nhiều loại thức ăn trong 4 nhóm thức ăn chính và cho bé nếm thử một khẩu phần ăn đa dạng về mùi vị, màu sắc cũng như thành phần, bé sẽ có một bữa ăn đầy đủ vitamin. Một vài vitamin, như các vitamin tan trong chất béo (vitamin A và D), có thể gây nguy hiểm khi đươc tiêu thụ quá mức và được lưu giữ trong các mô có thể khiến cho con của bạn bị bệnh. Các chất khoáng được dùng với liều lượng cao như sắt hay kẽm trong một thời gian dài cũng gây hậu quả không tốt.
Đối với một số bé, sự bổ sung chất bổ là rất quan trọng. Con của bạn có thể cần một số vitamin hay khoáng chất nếu chế độ ăn bình thường của gia đình bạn không cung cấp đủ những nhóm thực phẩm cần thiết cho bé. Ví dụ như, nếu cả gia đình bạn đều ăn chay, hoàn toàn không ăn trứng và các sản phẩm từ sữa (ăn chay không phải là chế độ ăn tốt cho trẻ em) thì bé của bạn cần bổ sung các vitamin B12 và vitamin D cũng như vitamin B2 và canxi. Cũng liên quan tới sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, bệnh còi xương làm cho cấu trúc xương trở nên mềm và yếu, bệnh thường xảy ra bởi sự thiếu hụt vitamin D do thiếu ánh nắng mặt trời. Dù hiếm thấy ở Mỹ nhưng vẫn có trường hợp xảy ra đặc biệt là với trẻ em da sẫm màu. Tham khảo ý kiến bác sỹ nhi khoa về chế độ ăn bổ sung cần thiết cho bé.
Sự thiếu hụt chất sắt thường xảy ra với một số trẻ em và có thể dẫn đến sự thiếu tế bào hồng cầu (gây giới hạn khả năng vận chuyển oxy của máu). Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây nên vấn đề trên. Trẻ nhỏ cần được cung cấp tối thiểu 15 mg sắt/ ngày, nhưng nhiều người trong chúng ta không đáp ứng được cho bé. Uống sữa quá nhiều có thể dẫn tới việc thiếu máu do thiếu sắt, vì trẻ em khi đó sẽ không thích ăn các món ăn khác, trong đó có nhiều món ăn là nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho cơ thể.
Nếu con của bạn uống từ 720-960 ml sữa hoặc ít hơn mỗi ngày thì bạn cũng không cần phải lo lắng nhiều. Nếu bé uống nhiều sữa hơn và không chịu ăn những thực phẩm giàu sắt thì hãy hỏi ý kiến của bác sỹ nhi khoa về việc bổ sung chất sắt vào bữa ăn của trẻ. Trong lúc đó, hãy giảm lượng sữa mà bé uống cũng như tăng các loại thực phẩm có chứa chất sắt để bổ sung cho bé.
May mắn là khi trẻ không nhìn thấy đồ ngọt, bé sẽ không thấy thèm ngọt, do đó bạn đừng nên mang vào hoặc giấu chúng trong nhà. Cũng nên tránh cho đường vào thức ăn của bé hoặc cho bé ăn tráng miệng bằng đồ ngọt mỗi ngày. Trong bữa ăn nhẹ, thay vì cho bé ăn thức ăn ngọt và béo thì hãy cho bé ăn một phần trái cây, bánh mì hay bánh quy nhạt hoặc một ít phô mai. Hay nói cách khác, hãy bắt đầu tập cho bé thói quen ăn uống tốt mà có thể duy trì một thời gian dài trong cuộc đời.