Ngày nay, nhiều gia đình sử dụng các dịch vụ liên quan đến sức khỏe thông qua tổ chức chăm sóc sức khỏe MCO
Theo cách truyền thống, các gia đình chi trả cho các dịch vụ sức khỏe mỗi khi cần khám chữa bệnh. Bệnh nhân hoặc các dịch vụ bảo hiểm sẽ trực tiếp trả phí. Dưới hình thức này, cha mẹ lựa chọn bác sĩ điều trị cho con họ, quyết định phương pháp điều trị và ngay cả lựa chọn bệnh viện. Các gói bảo hiểm chi trả cho viện phí gọi là bảo hiểm bồi thường tổn thất, chức năng thanh tóan các khỏan viện phí, và cung cấp các lợi ích khác.
Ngày nay, nhiều gia đình sử dụng các dịch vụ liên quan đến sức khỏe thông qua tổ chức chăm sóc sức khỏe MCO. Tổ chức này ký hợp đồng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với một mạng lưới hoặc nhóm những bác sĩ, bệnh viện, nhà trị liệu, trung tâm chăm sóc sức khỏe tại gia và nhiều dịch vụ khác. Hầu hết các tổ chức MCO chỉ chi trả cho các dịch vụ trong mạng lưới của họ. Nếu bạn mua một gói chăm sóc sức khỏe mà mạng lưới của nó không bao gồm bác sĩ nhi khoa, bạn có thể sẽ phải chọn một dịch vụ khác. Tổ chức MCO thường sẽ trả cho tất cả các dịch vụ sức khỏe của trẻ hàng tháng hoặc hàng năm, không kể số lần trẻ khám bác sĩ. Tỉ lệ đầu người khám chữa bệnh là thước đo mức lương của bác sĩ. Thông thường bác sĩ có những khuyến cáo về dịch vụ cho bệnh nhân bao gồm tham vấn chuyên gia và các dịch vụ sức khỏe khác, dùng dược phẩm, xét nghiệm và các phương pháp khác. Mặt khác, hệ thống này sẽ giúp bệnh nhân dễ tiếp cận và kết nối các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe với nhau. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ và khả năng đáp ứng của các dịch vụ chăm sóc trước khi kí kết bất kì một gói bảo hiểm hay chương trình quản lý sức khỏe nào.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Sức khỏe thời niên thiếu của trẻ có thể được điều trị chỉ bời một bác sĩ nhi khoa. Tuy nhiên dù bạn có chọn bác sĩ nhi khoa tốt nhất thì đến một giai đoạn nào đó việc điều trị cũng sẽ không như mong muốn. Sau vài lần điều trị không mang lại kết quả như mong đợi, trong trường hợp này hãy cố gắng thảo luận vấn đề với bác sĩ. Hầu hết rắc rối có thể được giải quyết ổn thỏa. Nếu không bạn có thể quyết định lựa chọn một bác sĩ tốt hơn nếu vẫn không thấy hài lòng.
TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Kiểm tra thị lực, đây là một bài kiểm tra sức khỏe quan trọng với trẻ, giúp tiết lộ tình trạng thị lực và nhu cầu cho những bài kiểm thị lực khác trong tương lai.
GẶP BÁC SĨ NHI KHOA
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em ở lứa tuổi phát triển cần phải có những kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất là hai năm một lần, và ở các độ tuổi 5, 8, 10, 11 và 12. Mỗi lần khám, bác sĩ sẽ đưa ra các số liệu đánh giá như là chiều cao, cân nặng, và huyết áp, kiểm tra các bộ phận thiết yếu, thính lực và thị lực và một bài kiểm tra thể chất. Đồng thời kiểm tra hệ miễn dịch cũng như hỏi thăm một số vấn đề liên quan về thói quen ăn uống, ngủ nghỉ và chế độ luyện tập thể dục thể thao. Họ cũng sẽ giới thiệu cho bạn các chuyên gia sức khỏe khác: Ví dụ, trẻ nên được kiểm tra răng miệng thường xuyên từ 3 tuổi; hoặc là nếu phát hiện các vấn đề về thị lực, họ sẽ đề nghị cha mẹ đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa để có những kiểm tra kỹ hơn.
Các bác sĩ nhi khoa quan tâm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ. Cha mẹ nên tham vấn bác sĩ về các trải nghiệm ở trường học, các mối quan hệ bạn bè, những khó khăn về mặt gia đình và các áp lực hằng ngày của trẻ.
Trong những năm tháng phát triển, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tạo lập các thói quen giữ gìn vệ sinh như tắm rửa hàng ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi vào nhà vệ sinh nhằm giúp trẻ tránh khỏi các bệnh nhiễm trùng; đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Chương tiếp theo sẽ thảo luận về các khía cạnh quan trọng khác giúp trẻ khỏe mạnh. Thông qua những phương pháp phòng ngừa này bạn sẽ giúp trẻ giảm thiểu rủi ro của bệnh tật và thương tích cũng như làm giảm số tiền chi tiêu cho việc điều trị.
SỰ MIỄN DỊCH
Những năm đầu đời, các khuyến cáo tiêm chủng của bác sĩ đóng vai trò quan trọng với khả năng miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, những dịch bệnh bùng phát gần đây khiến cho Hiệp hội Nhi khoa thay đổi những phương pháp miễn dịch, trẻ từ 4 đến 12 tuổi được khuyên nên tăng thêm những mũi chích ngừa. Quãng thời gian từ khi chập chững biết đi đến trước khi đi học – trẻ nên được bảo vệ trước những căn bệnh như sởi, quai bị, và rubella (MMR); bạch hầu, ho kinh niên, và uốn ván (DtaP hay DTP); bại liệt; viêm gan siêu vi B và bệnh truyền nhiễm Haemopbilus influenzae B (Hib); thủy đậu; và rotavius. Hầu hết các bang và trường học ở Hoa Kỳ đòi hỏi trẻ phải được tiêm chủng phòng ngừa đầy đủ trước khi vào mẫu giáo.
Sự thành công của các loại vắc xin hiện đại là một trong những thành tựu nổi bật của nghiên cứu y khoa. Thế hệ trước đây nhiều trẻ ở độ tuổi đến trường bị các bệnh lây nhiễm như bại liệt, ho khan và thường để lại các hậu quả nghiêm trọng. Một số qua đời; số khác bị các di chứng vĩnh viễn và phải nhờ vào sự hỗ trợ của xe lăn. Nhưng sự phát triển của vắc xin đã làm giảm thiểu những chứng bệnh của trẻ em và do đó cải thiện sức khỏe và phúc lợi của hàng triệu người. Những biện pháp miễn dịch giúp trẻ em xây dựng sự phòng ngữ đối với những bệnh lây lan bằng cách tạo ra các kháng thể chống lại gọi là thể kháng giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi rút.
Đáng tiếc là, một số bậc cha mẹ tự tin về khả năng tự miễn dịch của trẻ. Họ sai lầm khi tự cho rằng những dịch bệnh nguy hiểm đã biến mất hoặc bị diệt trừ. Một vài cha mẹ lại cảm thấy bị đe dọa bởi các tác dụng phụ của vắc xin.
Tuy nhiên, việc không sử dụng các vắc xin phòng bệnh lại nguy hiểm hơn nhiều. (Ở một số bang của Hoa Kỳ, cha mẹ phải chịu trách nhiệm pháp lý về việc chăm sóc sức khỏe cho con họ.) Như một bậc cha mẹ đầy trách nhiệm, bạn phải chắc rằng con bạn được tiêm ngừa đầy đủ theo lời khuyên bác sĩ. Các vắc xin hiện nay rất an toàn chỉ đôi khi đem lại các tác dụng phụ nhỏ (như sốt hoặc bị nổi mẩn đỏ). Những phản ứng nguy hại sức khỏe rất hiếm xảy ra.