Bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp tim phổi để đảm bảo rằng cơ thể bé bình thường, nhìn vào mắt, tai, miệng, sờ bụng bé nhẹ nhàng, xác định chỗ bụng bé đã lành chưa, kiểm tra chỗ cắt bao quy đầu của bé trai, kiểm tra phản xạ, và những phần khác từ đầu đến chân gồm cả mông.
Con bạn nên có đợt khám sức khỏe trong 24h đầu và kiểm tra một vài điểm trước khi bạn và con ra viện. Nếu con bạn về sớm (ít nhất 24 tiếng sau khi sinh) bác sĩ nên kiểm tra bé một lần nữa ở bệnh viện trong 24h – 48h sau khi khi xuất viện để theo dõi. Mục đích của việc khám là đánh giá sức khỏe của bé như cân nặng, thảo luận những chủ đề quan trọng như đi tiểu, đi ị, thói quen ngủ, cách cho ăn, gồm những thứ gì kết hợp đến việc cho bú (vị trí thích hợp và nhai nuốt), và xác định bệnh vàng da, ngoài ra bạn có thể hỏi bất cứ câu hỏi mới lạ và sự quan tâm có thể có. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ cũng yêu cầu bạn và con bạn nên có lịch khám của bác sĩ khi bé được 2 – 4 tuần tuổi. Bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể của bé, đo kích thước cho bé như chiều dài, cân nặng, vòng đầu. Bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp tim phổi để đảm bảo rằng cơ thể bé bình thường, nhìn vào mắt, tai, miệng, sờ bụng bé nhẹ nhàng, xác định chỗ bụng bé đã lành chưa, kiểm tra chỗ cắt bao quy đầu của bé trai, kiểm tra phản xạ, và những phần khác từ đầu đến chân gồm cả mông. Nếu ở hông phát ra âm thanh khi bé cử động, đặc biệt ở xương mông bé gái, bác sĩ có thể yêu cầu một bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình siêu âm hoặc kiểm tra lại sứa khỏe lúc 4 – 8 tuần tuổi.
Những lần khám bác sĩ sớm cũng là cơ hội để hỏi về vấn đề chăm sóc bé và những lo lắng về bé. Không nên lo lắng mà hãy bình tâm, không nên do dự việc hỏi bác sĩ, mà mục đích của bạn là hỏi để có nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ bé.
Trong hai tuần đầu sau khi sinh, nếu bạn theo dõi và phát hiện những điều sau đây của bé hãy liên hệ đến bác sĩ
- Sưng bụng: Hầu hết bụng em bé thường phồng lên nhất là sau khi bé ăn nhiều. Tuy nhiên giữa bữa ăn, bụng bé nên hoàn toàn nhẹ. Nếu bạn cảm thấy bụng con mình phồng lên và bé cảm thấy khó chịu, hay bé không đi ị được trong một hai ngày, hoặc nôn mửa hãy gọi bác sĩ. Hầu hết các vấn đề này đều do táo bón nhưng cũng là dấu hiệu về vấn đề đường ruột.
- Những vết thương lúc sinh: Các bé có thể có vết thương lúc sinh đặc biệt quá trình sinh nở kéo dài và khó khăn, hoặc em bé quá lớn. Trong khi một số bé mới sinh phục hồi nhanh, còn những bé khác vẫn còn chúng. Thường vết thương là xương đòn gãy, nhưng sẽ nhanh lành nếu cánh tay bên phía gãy không cử động, nhưng sau vài tuần sẽ có miếng thịt lồi lên ở chỗ gãy xương. Nhưng đừng có lo sợ, đây là dấu hiệu tốt, xương mới đang hình thành để hồi phục vết thương.
Cơ thịt yếu cũng là điều bình thường lúc mới sinh, nguyên nhân là trong quá trình sinh do áp lực hay sức căng dây thần kinh được gắn với cơ thịt. Những cơ này thường yếu ở bộ phận mặt, vai, cánh tay, thường sau vài tuần sẽ bình thường lại. Trong lúc đó, hãy hỏi bác sĩ để có hướng dẫn cách chăm sóc và cách bồng bế trẻ để cải thiện vết thương.
- Bớt xanh: Em bé có thể có bớt xanh ở tay và chân, nhưng cũng không phải là lý do để quan tâm. Nếu tay và chân bé do trời lạnh mà đổi sang màu xanh nhạt, nó sẽ sang màu hồng ngay sau khi trời ấm lại. Thỉnh thoảng mặt, lưỡi, môi của bé chuyển sang màu xanh khi bé khóc lớn nhưng khi bé ngừng khóc đi màu sắc của chúng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. Tuy nhiên, màu cứ xanh như thế, đặc biệt khi thở và ăn uống là dấu hiệu tim và phổi hoạt động không bình thường và bé thiếu lượng oxy trong máu. Cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
- Ho:Nếu bé uống nước nhanh hay cố uống hết một lần, bé có thể ho và thở phì phì, kiểu ho này sẽ dừng hẳn ngay sau khi bé điều chỉnh thói quen ăn uống hằng ngày. Điều này cũng liên quan đến việc sữa mẹ chảy nhanh hay mạnh. Nếu bé ho dai dẳng hay bị nghẹn khi ăn, hãy đến bác sĩ tư vấn. Những dấu hiệu này cho thấy bé đang gặp rắc rối ở phổi hay cơ quan tiêu hóa.
- Khóc quá nhiều: Tất cả các bé mới sinh ra đều khóc, thường không có lời giải thích rõ ràng. Nếu bạn chắc rằng con bạn được ăn no, ấm áp và mặc tả lót sạch sẽ, cách đối phó tốt nhất là hãy ôm bé nói chuyện và hát cho bé nghe cho đến khi bé ngừng khóc. Bạn không thể bắt bé ngừng khóc bằng cách quan tâm quá nhiều. Bạn sẽ trở nên quen với kiểu khóc thường này của bé. Nếu tiếng khóc khác thường, giống như tiếng thét hoặc tiếng khóc của bé cứ kéo dài lạ thường trong một thời gian dài, có nghĩa là có vấn đề về sức khỏe. Hãy gọi cho bác sĩ và lắng nghe lời khuyên.
- Vết cò mổ: Bác sĩ thường dùng kẹp trong lúc hộ sinh, chúng để lại những vết đỏ hay thậm chí những vết ở trên mặt và đầu của bé. Nơi đây đường cắt lún sâu vào da. Những vết này thường biến mất sau vài ngày. Đôi khi có vết cố định, mờ phát triển thành một trong những vùng da này bởi vì có chút tổn hại nhỏ đến mô tế bào dưới da, những cái này thường mất đi trong hai tháng.
- Bệnh vàng da: Nhiều bé khỏe mạnh bình thường có màu vàng ở da gọi là bệnh vàng da. Nguyên nhân là do chất hóa học gọi là”bilirubin” ở trong máu của bé. Điều này xuất hiện hầu hết khi gan của bé chưa bắt đầu làm việc hiệu quả trong việc chuyển chất bilirubin ra khỏi huyết lưu. Bilirubin được hình thành từ sự phá vỡ tế bào máu của cơ thể. Trong khi các em bé thường có trường hợp bệnh nhẹ của chứng vàng da, đều không có hại, nó chỉ trở nên nghiêm trọng khi bilirubin đạt tới mức quá cao. Mặc dù bệnh vàng da hoàn toàn có thể điều trị được nhưng nếu mức độ bilirubin quá cao và điều trị không hiệu quả, có thể dẫn đến cơ thể căng thẳng và tổn hại đến não, đó là lý do tại sao trường hợp này phải được kiểm tra và điều trị thích hợp. Bệnh vàng da thường gặp ở những bé đang bú sữa mẹ, thường là do không được chăm sóc tốt. Vì vậy, nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất 8 – 12 lần mỗi ngày, giúp lượng sữa tiết ra vừa đủ và giữ nồng độ bilirubin thấp.
Bệnh vàng da thường xuất hiện đầu tiên trên mặt, sau đó là ngực và bụng, cuối cùng trên cánh tay và chân. Tròng trắng của mắt cũng có thể màu vàng. Bác sĩ sẽ khám bệnh vàng da của bé và nếu bác sĩ cho rằng cần phải giải quyết không những dựa trên độ vàng của da mà còn căn cứ vào độ tuổi và những nhân tố khác. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm da và máu để có cơ sở chẩn đoán bệnh. Nếu bệnh vàng da phát triển trước khi bé 24h tuổi, thử nghiệm bilirubin rất cần để chẩn đoán chính xác.
Bé được 3 – 5 ngày tuổi nên được kiểm tra bởi y bác sĩ bởi vì lúc này nồng độ bilirubin ở mức cao nhất. Vì thế, nếu bé xuất hiện vàng da trước 72h tuổi, bé nên đươc bác sĩ khám trong vòng 2 ngày trước khi xuất viện. Một số bé cần được khám sớm hơn, gồm:
- Những bé có nồng độ bilirubin cao trước khi ra viện.
- Những bé sinh non (sinh sớm trước 2 tuần).
- Những bé vàng da xuất hiện trong 24 tiếng đầu tiên sau khi sinh.
- Những bé có vết thâm và chảy máu nhiều ở da đầu kết hợp với quá trình sinh non.
- Những bé có ba, mẹ hoặc anh chị em có nồng độ bilirubin cao, đã trải qua việc chữa trị.
Khi bác sĩ quyết định bệnh vàng da cần phải xem xét và điều trị, lượng bilirubin có thể giảm bằng cách cho bé nằm không mặc đồ dưới ánh đèn đặc biệt – ở bệnh viện hay ở nhà đều được. Mắt bé sẽ được che lại trong suốt quá trình điều trị bằng ánh đèn. Loại chữa trị này có thể ngăn cản tác hại phụ của bệnh vàng da. Những bé đang bú sữa mẹ, thì bệnh này kéo dài hơn 2 – 3 tuần, còn những bé đã biết ăn thì bệnh này sẽ hết trong 2 tuần tuổi.
- Chứng ngủ liệm và buồn ngủ: Mỗi em bé đều ngủ rất nhiều. miễn là bé thức dậy sau vài giờ, ăn ngon, vui vẻ, hoạt bát thì bé ngủ những giờ còn lại thì thật tuyệt. Nhưng nếu bé ít hoạt bát, không thức dậy ăn hay quá mệt hoặc không thích thú ăn, bạn nên đến hỏi bác sĩ. Bệnh ngủ lịm đặc biệt nếu có sự thay đổi trong cơ thể của bé, có thể là triệu chứng trầm trọng.
- Khó thở:Có thể xảy ra ở bé vài giờ sau khi sinh khi hình thành cơ quan hô hấp, nhưng sau đó bé không có thêm sự khó khăn nào cả. Nếu bé thở không bình thường thường do nghẹt mũi. Sử dụng dung dịch nuối nhỏ mũi hay ống bơm mũi thì rất thích hợp cho việc trị khó thở, cả hai loại thuốc này đều có bán sẵn ở nhà thuốc.
Tuy nhiên nếu con bạn có bất cứ dấu hiệu nào sau đây hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức:
– Thở nhanh (hơn 60 nhịp trong 1 phút) mặc dù trẻ bình thường thở nhanh hơn người lớn.
– Co rút ( rút vào trong bắp thịt giữa xương sườn với mỗi nhịp thở, để xương nhô ra).
– Nóng mũi.
– Thở có tiếng kêu.
– Vẫn còn màu da xanh.
- Dây rốn: Bạn cần giữ cuốn rốn sạch và khô cho đến khi nó nhăn và rụng. Để giữ rốn khô, tắm lau khô cho bé không nên ngâm bé vào trong chậu đầy nước. Cũng nên mặc tả dưới rốn để khi bé đi tiểu không bị ướt sũng. Bạn có thể để ý thấy vài giọt máu trên tả khi dây rốn rụng, đó là điều bình thường. Nhưng nếu chỗ rốn chảy máu nhiều, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Nếu cuốn rốn bị nhiễm trùng, cần phải chữa trị. Mặc dù sự nhiễm trùng này hoàn tòan khác thường hãy gọi bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:
- Tiết ra mùi chua ở dây rốn.
- Da đỏ quanh vùng rốn.
- Khi bạn sờ vào rốn hay những chỗ lân cận thì bé khóc.
Cuốn rốn nên khô và rụng khi bé được tám tuần tuổi. Nếu cuốn rốn vẫn không rụng có thể có vấn đề gì đó. Hãy đến gặp bác sĩ nếu dây rốn không khô và rụng khi bé đã 2 tháng tuổi.
- Mụn sưng tròn quanh rốn: Đôi khi thay vì khô hoàn toàn, dây rốn sẽ tạo ra u hạt hay đốm đỏ nhỏ của mô vết sẹo bám dưới bụng sau khi cuốn rốn rụng. U hạt này sẽ hút hết khí vàng nhẹ. Tình trạng này khoảng một tuần sẽ hết, nhưng nếu vẫn còn, hãy đến bác sĩ để đốt mổ u hạt nhỏ.
- Thoát vị rốn: Nếu chổ vùng dây rốn của con bạn dường như đẩy ra bên ngoài khi bé khóc, bé có thể bị thoái vị rốn. Một lỗ nhỏ nằm ở phần cơ bắp của thành bụng cho phép mô phồng lên khi có lực đẩy bên trong bụng (ví dụ như khi em bé khóc). Đây không phải ở tình trạng nghiêm trọng và thường lành lại trong vòng 12 – 18 tháng đầu. (Những bé ở Bắc Mỹ không biết lý do tại sao phải mất nhiều thời gian để lành hơn). Nếu bệnh này không tự lành thì cần phải phẫu thuật cho lỗ này đóng lại. Không nên băng hoặc dán đồng tiền lên chỗ này vì sẽ rất có hại.