Học cách cư xử ở bàn ăn là một quá trình được tích lũy dần dần. Một đứa trẻ ở trường phổ thông nên biết những điều cơ bản. Ít nhất nó nên ngồi ở bàn, cầm dụng cụ lên, nhai với cái miệng đóng lại và tự kiềm chế không nói gì cho đến khi nuốt thức ăn.
Cách cư xử ở bàn ăn có thể là một chuỗi hành vi phức tạp và khó khăn nhất mà trẻ phải học. Bạn không thể trông mong gì sự cảm thông, nhạy cảm hay ý tốt sẽ giúp bạn vượt qua được bữa tối, bởi vì trong rất nhiều trường hợp, ta không còn là ta nữa.
Những nguyên tắc sẽ có trong bài này:
- Ngồi vào bàn với hai bàn tay và khuôn mặt sạch sẽ
- Cúi đầu khi đang cầu nguyện
- Lấy từng miếng thức ăn nhỏ
- Không vừa ăn vừa uống
- Không phàn nàn về thức ăn
- Không chạy nhảy trong khi ăn
Cách cư xử ở bàn ăn có thể là một chuỗi hành vi phức tạp và khó khăn nhất mà trẻ phải học. Bạn không thể trông mong gì sự cảm thông, nhạy cảm hay ý tốt sẽ giúp bạn vượt qua được bữa tối, bởi vì trong rất nhiều trường hợp, ta không còn là ta nữa.
Mà bọn trẻ cũng chẳng để tâm chuyện ấy. Nhưng vào lúc chúng 6 tuổi, bạn có thể bắt đầu tập cho trẻ quan tâm đến vài tác phong lịch sự của chúng ta, cụ thể như bạn nhấn mạnh rằng không được đánh nhau bằng tay trên bàn ăn, đây đã là một nguy cơ bất biến cách đây hàng trăm năm. Bởi vì cho đến ngày nay, các dụng cụ ăn uống trên bàn như dao, nĩa, có thể trở thành các vũ khí để phòng thủ, hoặc tấn công.
Bạn cũng có thể chỉ ra rằng không ai có thể là một hiệp sĩ cho đến khi cách cư xử của anh ta hoàn hảo, cũng như anh ta phải cạnh tranh với người khác để thu hút phụ nữ bằng tài cán và cách xử sự lịch thiệp. Hơn nữa, những đứa con trai 8 tuổi hoặc nhỏ hơn thường được gửi nhờ sang nhà của người khác. Một trong những điều chúng phải được dạy là cách cư xử sao cho lịch sự. Nói cách khác, thậm chí ở thời Trung cổ, trẻ con đã phải học cách cư xử, vậy thì ít nhất con bạn cũng phải làm được điều đó ở nhà. Nếu bạn cảm thấy chán nản về quá trình học hỏi chậm chạp của con mình, bạn có thể gửi bọn trẻ đến nhà ông bà để chúng học cách ăn uống/dùng bữa sao cho lịch sự.
Học cách cư xử ở bàn ăn là một quá trình được tích lũy dần dần. Một đứa trẻ ở trường phổ thông nên biết những điều cơ bản. Ít nhất nó nên ngồi ở bàn, cầm dụng cụ lên, nhai với cái miệng đóng lại và tự kiềm chế không nói gì cho đến khi nuốt thức ăn. Điều đó không có nghĩa là trẻ sẽ học được tất cả những thứ ở trên cùng 1 lúc hay ngay lập tức nhưng ít nhất trẻ sẽ biết bạn đang nói về cái gì khi bạn nói: “Nhai và nuốt trước khi nói, con nhé!”
Nhưng cũng có vài kĩ năng mới mà trẻ cần phải học. Tôi sẽ không đưa tất cả những điều trên để dạy cho 1 đứa trẻ cùng một lúc mà bạn nên giới thiệu cho trẻ một cách từ từ như khi bạn làm với những cách cư xử ở phần khác. Tập trung vào một hoặc hai vấn đề một lần và cố gắng nhìn bao quát những thiếu sót của trẻ.
Ngồi vào bàn với 2 bàn tay và khuôn mặt sạch sẽ
Vào bữa ăn với một tình trạng chỉnh tề và sạch sẽ chứng minh sự tôn trọng của bạn với những người bạn sắp ngồi chung. Ngoài ra, những dấu tay bẩn trên các lát bánh ngon cũng làm cho người khác không muốn ăn. Tôi nghĩ rằng không có đứa trẻ nào ở Mĩ rửa tay trước khi ăn mà không phải bị nhắc nhở, vì vậy bạn phải rèn cho trẻ vào lệ thường của bữa ăn. Tôi thấy sẽ hiệu quả nhất nếu bạn đưa ra lời cảnh cáo nghiêm khắc. Khoảng 10 phút trước khi chúng tôi ngồi xuống, tôi để các con biết rằng đã đến lúc ngưng đọc trang sách đó hoặc chỉ nên đọc thêm 3 đoạn nữa thôi. Sau đó, tôi sẽ phải nói vài lời dạy bảo, la mắng, nhưng cuối cùng chúng sẽ tập trung vào bàn với những đôi bàn tay sạch.
Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với các vị thần trong nhà hoặc bất kì ai. Nó cũng ngăn không cho bất cứ ai bắt đầu ăn quá sớm hoặc ăn trước mọi người.
Một miếng thức ăn nên đủ nhỏ để đưa vào trong miệng, vừa đủ mà không cần phải phình má lên. Hơn nữa, miếng thức ăn đó phải được nhai khi môi đóng lại. Thật ra bạn có thể làm 1 cuộc thử nghiệm. Để con bạn thử nhiều miếng thức ăn có kích cỡ khác nhau. Vâng, trẻ có thể đưa nguyên một miếng bánh Oreo vào mồm trong một lần. Không, nó không thể nhai mà không làm rớt vụn bánh. Vì vậy, miếng bánh này không đủ điều kiện là một miếng thức ăn nhỏ.
Những em nhỏ thì chưa thể hòa nhập vào xã hội để biết rằng khi miệng ngập tràn thức ăn thì không đẹp chút nào. Đa số chúng nghĩ rằng, thời gian đưa thức ăn vào bao tử càng ngắn càng tốt. Là bố mẹ, bạn phải khiến các em ăn chậm lại nhưng đó là một việc chống lại bản năng tự nhiên của con người, nên bạn sẽ phải nhắc nhở con bạn nhiều lần cho đến khi việc ăn chậm trở thành một thói quen.
Điều này có lẽ không bao giờ xảy ra với con bạn khi chúng mở cái miệng đầy thức ăn trong lúc nhai nửa cái hot dog và nuốt một ngụm sữa. Nhưng nếu chuyện đó xảy ra, bạn sẽ phải dừng ngay hành vi này trước khi nó trở thành thói quen. Bạn có thể giải thích với con bạn rằng, cái miệng chỉ nên mở một lần để đón lấy một muỗng thức ăn đầy và sau đó không mở cho đến khi toàn bộ thức ăn trong miệng được nuốt hết.
“Nước trái cây bị lợn cợn”,” Con không thích mấy phần màu nâu”,” Món này có vị buồn cười quá”. Thậm chí, nếu người đầu bếp không làm gì tỉ mỉ hơn là chỉ mở một cái nắp hộp và ấn vài nút của lò vi sóng, những người không nấu ăn cũng không nên phàn nàn về thức ăn. Họ không phải ăn hết tất cả, nhưng họ chắc chắn có thể duy trì những gì được biết như là sự im lặng ngoại giao về những chỗ thiếu sót của món ăn. Nếu con bạn có xu hướng phê phán việc nấu ăn của bạn, đã đến lúc nói chuyện với chúng. “Mẹ đã làm việc chăm chỉ để làm món súp này và con làm mẹ cảm thấy thật tồi tệ khi con nói có gì đó sai sót. Con không phải ăn hết tất cả, nhưng không được phàn nàn về nó”. Bạn không phải đang cố làm con bạn cảm thấy tội lỗi, bạn chỉ đang thẳng thắn với trẻ.
Bạn đã thành công khi có thể để một đứa trẻ chưa đến tuổi đi học ngồi ở bàn ăn trong 15-20 phút. Nhưng một đứa trẻ lớn hơn thì có thể ngồi thời gian lâu hơn, hoặc đợi người khác hoàn thành bữa ăn hoặc thậm chí tham gia vào cuộc trò chuyện. Một cách để đạt được hành vi này là hỏi con bạn một câu hỏi chỉ khi nó đang đặt dao và nĩa chung với nhau. “Bài kiểm tra chính tả của con thế nào?” hoặc” Lisa đã mua và nuôi chó chưa?” hoặc “Con có nghĩ đội Bulld sẽ lên ngôi vào năm nay không?”. Bạn có thể sẽ phải nghe một đoạn dài, nhưng ít nhất đó là một bước trên đường hướng đến việc khuyến khích những cuộc nói chuyện trên bàn ăn
Tất cả những quy tắc này dường như là quá nhiều để dạy cho con bạn. Đôi khi tôi nhìn vào đứa con trai 8 tuổi của tôi và nghĩ: “Nó không thể cắt thức ăn mà không làm hư món đó. Nó ăn như thể nó sẽ không bao giờ ăn một bữa ăn nào nữa. Nó chưa một lần lau sạch miệng mà không để tôi nhắc nhở”. Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng con tôi chỉ mới 8 tuổi, và cất thức ăn gọn gàng là một kĩ năng, và trẻ phải học cách nhai với cái miệng đóng và để khuỷu tay khỏi bàn, vì vậy điều đó rõ ràng là những niềm hi vọng. Quan trọng nhất là trẻ phải hiểu rằng thời gian của bữa ăn không chỉ là lúc ngừng lại để nạp năng lượng mà đó còn là dịp vui vẻ để trao đổi tin tức với các thành viên khác trong gia đình. Đó chính là bài học lớn nhất trên tất cả.
(Trích từ “Elbows off the Table, Napkin in the lap, No Video Games During Dinner, The Modern Guide to Teaching Children Good Manners của Tác giả Carol McD. Wallace, Nhà xuất bản St. Martin Press, New York 1996”)