Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ tin rằng, cả cha mẹ và bác sĩ nhi khoa đều cần phải áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng thừa cân của trẻ.
Tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em đang ngày càng trở thành một vấn đề phổ biến. Trên thực tế ở Mỹ trong hai thế kỉ vừa qua, tình trạng đó đã tăng gấp hai lần ở trẻ em và gấp ba lần ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Trong suốt thời gian còn nhỏ của trẻ, bệnh béo phì kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm cả bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Ngoài ra nó còn gây ra căng thẳng về tâm lý, dẫn đến tâm trạng chán nản và tự ti khi trẻ cảm thấy mình khác biệt so với các bạn cùng tuổi.
Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ tin rằng, cả cha mẹ và bác sĩ nhi khoa đều cần phải áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng thừa cân của trẻ. Bác sĩ nhi khoa của bạn có thể giúp bạn theo dõi thường xuyên cân nặng mà con bạn đạt được từ lúc một tuổi, và chắc rằng khi trẻ bắt đầu lớn, cân nặng đó luôn nằm trong khoảng bình thường như hướng dẫn. Khi con bạn được 2 tuổi, bác sĩ sẽ bắt đầu đo chỉ số sức khỏe của bé (BMI). BMI được tính bằng cách: Lấy cân nặng của bé đo bằng pound chia cho bình phương chiều cao đo bằng inch, sau đó nhân cho 703 (hoặc chỉ lấy cân nặng đo bằng kilo chia cho bình phương chiều cao đo bằng mét). Trẻ được xem là thừa cân nếu chỉ số BMI của trẻ cao hơn 85 so trẻ em cùng tuổi và giới, và được xem là có nguy cơ béo phì khi chỉ số BMI cao hơn 95.
Nhiều trẻ em rất dễ tăng cân do di truyền từ gia đình, nhưng trong một vài trường hợp, chính thói quen uống và tập thể dục lại góp phần gây béo phì. Hãy bàn với bác sĩ nhi khoa của bạn về các cách phát triển những thói quen ăn uống lành mạnh, ví dụ như: Có nên giảm đến mức tối thiểu hay không cho trẻ uống nước trái cây. Và những thói quen đó nên bắt đầu ngay từ tuổi còn thơ, trong suốt thời thơ ấu và tuổi trưởng thành. Hãy nhớ rằng, là bậc phụ huynh, bạn có một sức ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến cách lựa chọn đồ ăn trong suốt cuộc đời của bé, mà còn ảnh hưởng đến những yếu tố khác có thể góp phần gây nên hoặc phòng tránh bệnh béo phì.
Ngay từ ban đầu, hãy động viên con bạn ăn những khẩu phần ăn vừa, với những thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời cũng hướng dẫn cho con có một cách sống năng động ở nhà, nhà trẻ và trường học. Khi chúng bắt đầu ăn vặt, bạn nên chọn những món dinh dưỡng, bao gồm: rau củ, trái cây, các đồ ăn từ sữa ít béo và ngũ cốc. Trẻ thường có xu hướng vừa ăn vặt vừa xem ti-vi. Các nghiên cứu cho thấy, những trẻ xem ti-vi quá nhiều hầu như đều bị thừa cân vì hoạt động đó đã lấy đi những khoảng thời gian mà lẽ ra chúng nên chạy, nhảy, tương tác với những người khác. Đó là một trong những lí do mà viện nghiên cứu đã khuyên không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi xem ti-vi và không cho xem quá hai tiếng đối với trẻ em lớn tuổi hơn.