Bệnh tràn dịch phúc tinh mạc

Trong suốt quãng thời gian đó con bạn không cảm thấy khó chịu nào ở bìu dái hay khu vực xung quanh

Nếu phần bị hở giữa khoang bụng và bìu dái không được đóng lại hoàn toàn và đúng cách, chất lỏng trong bụng sẽ đi vào cái túi bao quanh tinh hoàn, gây ra một khối gọi là bệnh tràn dịch phúc tinh mạc. Hầu như một nửa số bé trai mới sinh đều gặp vấn đề này, tuy nhiên, nó thường biến mất trong vòng 1 năm mà không cần đến bất cứ sự điều trị gì. Mặc dù phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, bệnh tràn dịch phúc tinhmạc cũng có thể phát triển vào giai đoạn sau của bé, thường đi cùng với chứng thoát vị.

Nếu con trai bạn bị tràn dịch phúc tinhmạc, có thể bé sẽ không phàn nàn, nhưng bạn hoặc bé có thể sẽ nhận thấy một bên bìu dái của bé bị sưng lên. Khi còn nhỏ, sự sưng tấy này sẽ giảm đi vào ban đêm, khi bé nghỉ ngơi hoặc nằm xuống. Khi bé trở nên hiếu động hay khóc, nó lại tăng lên, và lại bớt đi khi bé yên lặng. Bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng bằng cách chiếu ánh sáng qua bìu dái, để cho thấy chất lỏng bao quanh tinh hoàn. Bác sĩ của bạn cũng có thể yêu cầu kiểm tra bằng sóng siêu âm nếu nó sưng to hay quá cứng.

Nếu con bạn bị bệnh tràn dịch phúc tinhmạc từ khi mới sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra đều đặn cho đến khi bé được 1 năm tuổi. Trong suốt quãng thời gian đó con bạn không cảm thấy khó chịu nào ở bìu dái hay khu vực xung quanh. Nhưng nếu nó có vẻ mềm ra, bé cảm thấy những cơn đau không rõ nguyên nhân hay buồn nôn, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy một phần ruột có thể đã đi vào bìu dái cùng với chất lỏng trong bụng. Nếu điều này xảy ra và ruột mắc kẹt trong bìu dái, con bạn có thể sẽ cần được phẫu thuật ngay để gỡ phần ruột bị mắc và đóng lại khoảng hở giữa bìu dái và thành bụng.

Nếu tràn dịch phúc tinhmạc diễn ra hơn 1 năm mà không gây ra đau đớn gì, một thủ tục phẫu thuật đơn giản hơn sẽ được đề xuất. Trong cuộc giải phẫu này, nhưng chất lỏng dư thừa bị hút ra và lỗ hổng giữa bao tử và bỉu dái sẽ được đóng lại.

Viết một bình luận