Những loại thuốc này có thể dẫn đến một số biến chứng trầm trọng về phổi hay não
Thủy đậu là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhờ có vaccine chủng ngừa nên đã có ít trẻ em mắc phải bệnh này hơn trước. Chúng có độ lây nhiễm cao và gây ngứa, phồng rộp, phát ban và có thể xuất hiện khắp người.
Sau khi con bạn tiếp xúc với virut gây ra bệnh thủy đậu, bé sẽ phát ban sau 12 đến 14 ngày. Những vết phồng rộp nhỏ với vùng da xung quanh đỏ lên sẽ suất hiện trên thân người, da đầu sau đó lan ra mặt, tay và chân. Chúng có khoảng từ 200-250 nốt phồng rộp. Những vết này sau đó sẽ đóng vảy và lành, nhưng chúng có thể viêm nhiễm hay để lại sẹo nếu bé gãi. Vùng da sau đó có thể sáng lên hay tối đi sau khi vết phồng rộp biến mất.
Cách chữa trị
Từ trải nghiệm của bạn lúc nhỏ, bạn có thể hiểu được chúng sẽ ngứa như thế nào. Bạn nên dặn dò đứa trẻ không được gãi chúng vì có thể chúng sẽ làm viêm nhiễm thêm.
Thuốc Acetaminophen (liều lượng tùy thuộc vào độ tuổi và trong lượng của trẻ) có thể làm giảm sự khó chịu hay hạ sốt.
Cắt ngắn móng tay hay tắm trẻ với xà phòng có thề làm giảm sự nhiễm trùng. Tắm bằng bột yến mạch có thể làm giảm sự ngứa ngáy.
Antihistamines cũng được dùng để giúp trẻ thấy thoải mái hơn (sử dụng theo toa thuốc). Dùng thuốc theo chỉ định (acyclovir) cũng có thể làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng trong vòng 24 giờ xảy ra bệnh. Loại thuốc này thích hợp cho các bé có hệ miễn dịch kém hay bị chàm (rối loạn về da)
Đừng cho trẻ sử dụng aspirin hay bất kỳ các loại thuốc giảm đau nào khi trẻ bị thủy đậu. Những loại thuốc này có thể dẫn đến một số biến chứng trầm trọng về phổi hay não. Bạn cũng không nên sử dụng Steroids vì chúng gây trở ngại cho hệ miễn dịch. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nếu không chắc chắn về các loại thuốc nên dùng.
Bác sĩ không cần phải gặp trực tiếp trẻ, trừ một số trường hợp như nhiễm trùng, khó thở hay trẻ sốt cao (38.9 độ) và kéo dài hơn 4 ngày. Liên hệ với bác sĩ nếu thấy các vùng da xung quanh đỏ hơn, nóng và mỏng đi vì chúng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng da.
Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu con bạn có các dấu hiệu của hội chứng Reye như: viêm não, nôn, rối loạn, buồn ngủ…
Trẻ có thể lây nhiễm cho người xung quanh 2 hay 3 ngày trước khi phát ban và 24 giờ sau khi các vết phồng rộp xuất hiện lần cuối (thường là từ 5 đến 7 ngày). Trong một số trường hợp, thời kỳ lây nhiễm chỉ hết khi các các vết phồng rộp khô lại. Chỉ có những trẻ chưa bao giờ gặp phải triệu chứng này hay chưa tiêm phòng thì mới có thể bị lây nhiễm. Sau khi khỏi bệnh con bạn sẽ miễn nhiễm suốt cuộc đời.
Phòng tránh
Trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi phải được tiêm vacxin chống Thủy Đậu, và tiêm mũi nhắc lại trong khoảng bốn đến sáu tuổi. Cho đến khi được tiêm vacxin, cách duy nhất để phòng tránh bệnh thủy đậu là tránh xa nguồn bệnh. Phòng tránh bệnh này rất quan trọng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non vì chúng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng (mặc dù hiếm khi gây ra tử vong).
Các trẻ sơ sinh có mẹ đã từng bị thủy đậu sẽ được miễn dịch trong vài tháng đầu đời. Những bé mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (ung thư) hay đang sử dụng một số loại thuốc nhất định (cortisone) cũng nên tránh tiếp xúc với thủy đậu. Người lớn hay trẻ nhỏ tiếp xúc với thủy đậu sẽ được kê một đơn thuốc đặc biệt để làm tăng sự miễn nhiễm đối với bệnh trong một khoảng thời gian tạm thời. Trẻ em có hệ miễn dịch kém thường không phản ứng tốt với vacxin ngừa thủy đậu, do đó không nên tiêm ngừa vacxin này.