Bệnh táo bón

Chứng táo bón xuất hiện khi các cơ ở cuối ruột già co lại, ngăn không cho phân đi qua bình thường.

Như ở người trưởng thành, tần số đi đại tiện ở trẻ rất khác nhau. Vì vậy, khó có thể nhận biết khi nào con bạn bị táo bón. Một đứa trẻ có thể không đi đại tiện từ 2 đến 3 ngày mà vẫn không bị táo bón, trong khi số khác vẫn đi đại tiện thường xuyên nhưng lại gặp khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài. Hay trẻ bị mắc bệnh táo bón không nhận ra rằng mình chỉ thải ra một cục phân nhỏ mỗi ngày, trong khi phân thì tích lũy ngày càng nhiều trong ruột kết.

Nhận biết tình trạng táo bón

Tốt nhất là bạn nên theo dõi những triệu chứng sau khi nghi ngờ trẻ bị táo bón:

  • Với trẻ sơ sinh, phân của trẻ chắc và đi đại tiện ít hơn 1 lần 1 ngày, điều này có thể là bình thường đối với trẻ bú mẹ.
  • Ở trẻ lớn hơn, phân rắn và chắc, 3 hoặc 4 ngày mới đi đại tiện 1 lần.
  • Ở bất kì lứa tuổi nào, phân trẻ bự, rắn và chắc kèm với việc đau khi đi đại tiện.
  • Những cơn đau bụng giảm ngay sau khi đi đại tiện.
  • Có máu bên trong hoặc bên ngoài phân.
  • Trẻ bị ị đùn giữa các lần đi đại tiện.

Tại sao con bạn bị táo bón

Chứng táo bón xuất hiện khi các cơ ở cuối ruột già co lại, ngăn không cho phân đi qua bình thường. Phân mắc kẹt lại đó càng lâu sẽ càng trở nên khô, rắn, làm cho việc đẩy ra trở nên khó khăn, đau đớn hơn. Do việc đi đại tiện rất đau nên có thể con bạn sẽ cố gắng không đi, làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Táo bón có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Bệnh có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ còn ẵm ngửa cho đến cả cuộc đời, trở nên nặng hơn nếu con bạn không đi đại tiện như thông thường hoặc cố gắng nhịn đi. Hiện tượng bí phân sẽ xuất hiện thường xuyên ở độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi lúc mà trẻ được học cách độc lập, tự chủ và cách tự đi vệ sinh. Có những trẻ lớn không muốn đi đại tiện ở bên ngoài vì “lạ” nhà vệ sinh, điều này cũng gây ra bệnh táo bón hoặc làm cho bệnh nặng hơn.

Nếu con bạn cố gắng giữ phân lại, phân sẽ trở nên lớn hơn, làm cho ruột thẳng dãn ra. Sau đó con bạn sẽ không có nhu cầu đại tiện đến khi phân trở nên quá lớn, phải dùng đến bơm thụt, thuốc nhuận tràng hoặc các cách chữa trị khác để ruột có thể đẩy phân ra ngoài.

Trong một số trường hợp, chất thải xuất hiện khi có nước quanh phân rắn. Nó giống như tiêu chảy hay đất bùn dính trong quần, trong tả lót của trẻ. Trong các trường hợp này, trẻ phải được làm sạch ruột dưới sự giám sát của các chuyên gia, và trẻ cần được dạy cách đi vệ sinh như thông thường. Việc hỏi ý kiến của các chuyên gia về dạ dày và ruột có thể rất cần thiết.

Cách chữa trị

Các trường hợp trẻ thỉnh thoảng bị táo bón, hoặc bị táo bón nhẹ có thể khắc phục bằng cách sau.

Bệnh táo bón không do sữa mẹ gây ra, nếu trẻ bú sữa mẹ bị táo bón là vì các nguyên nhân khác. Bạn nên gặp bác sĩ trước khi quyết định thay thế sữa mẹ (phải nhớ rằng trẻ cần được bú sữa mẹ và tránh sử dụng sữa bò trong 12 tháng đầu đời).

Đối với trẻ nhỏ bạn nên hỏi bác sĩ về việc cho trẻ uống thêm một lượng nước hoặc nước ép mận đỏ. Thêm nữa, các loại trái cây (đặc biệt là mận đỏ hay lê) có thể giúp chữa trị chứng táo bón ở trẻ nhỏ.

Ở các bé đang chập chững biết đi hay những trẻ lớn hơn, có thể ăn được các loại thức ăn rắn, khi chữa bệnh táo bón bạn cần tăng thêm chất xơ cho thực đơn hằng ngày của trẻ. Bao gồm mận đỏ, trái mơ, nho khô, các loại rau có nhiều chất xơ (đậu hà lan, đậu, bông cải xanh), các loại sản phẩm từ ngũ cốc và bánh mì. Nên giảm các loại thức ăn như gạo, chuối, ngũ cốc và bánh mì  không giàu chất xơ. Tăng lượng nước uống hằng ngày của trẻ.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho con bạn uống một loại thuốc nhuận tràng nhẹ hoặc bơm thụt ruột. Hãy nhớ là luôn làm theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ. Mặc dù có một vài loại thuốc nhuận tràng mới dễ sử dụng hơn, bạn cũng không nên tự ý cho con sử dụng thuốc nhuận tràng hay các loại làm mềm phân mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Cách đề phòng

Ba mẹ nên quen với những mẫu phân bình thường, kích thước điển hình và độ rắn của phân trẻ. Điều này sẽ giúp ích trong việc theo dõi và xác định khi nào trẻ bị chứng táo bón cũng như mức độ nghiêm trọng của nó.

Nếu trẻ không thường xuyên đi cầu trong một ngày hay hai ngày, hoặc cảm thấy khó khăn trong khi đi cầu, thì trẻ có lẽ cần sự giúp đỡ trong việc phát triển thói quen đi cầu thích hợp. Một chế độ ăn uống đủ chất xơ, đủ lượng nước mỗi ngày cùng thói quen đi vệ sinh thường xuyên được đặt ra để giải quyết tình trạng này.

Ở trẻ chưa được tập đi đại tiện, cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng táo bón là cung cấp cho trẻ một khẩu phần ăn giàu chất xơ, và tăng lượng chất xơ khi trẻ lớn hơn. Một đứa trẻ nên ăn số gram chất xơ tối thiểu bằng số tuổi của trẻ cộng thêm 5. Ví dụ, một trẻ 3 tuổi nên ăn ít nhất 8 gram chất xơ mỗi ngày. Để giúp đạt được mục tiêu đó, hãy mua các loại ngũ cốc (hạt ngũ cốc, bánh quy, bánh mì, bánh ngô, mì ống) cung cấp ít nhất 3 gram chất xơ mỗi lần ăn. Hãy đọc nhãn sản phẩm về hàm lượng chất xơ trước khi chọn món ăn cho gia đình.

Một khi trẻ đủ trưởng thành để được tập đi cầu, hãy thuyết phục trẻ ngồi lên bồn cầu mỗi ngày. Một quyển sách, câu đố, trò chơi có thể giữ trẻ trong khoảng thời gian này để trẻ cảm thấy thư giãn. Khuyến khích trẻ ngồi đó cho tới khi trẻ đi cầu được hoặc trong vòng 15 phút. Khen ngợi trẻ nếu trẻ làm tốt, còn nếu không thì hãy khuyến khích trẻ một cách tích cực. Cuối cùng trẻ sẽ biết cách tự đi vệ sinh mà không cần sự hướng dẫn của bố mẹ.

Nếu việc kết hợp giữa chế độ ăn uống giàu chất xơ, tăng nước trong khẩu phần ăn và thói quen ngồi bồn cầu hàng ngày không mang lại kết quả trong việc đào thải phân thường xuyên thì có lẽ là do trẻ cố ý nhịn đi cầu. Trong trường hợp này bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị đặc hiệu để giải quyết vấn đề này (tình trạng mỗi trẻ khác nhau, không ai giống ai). Bác sĩ có thể cho sử dụng các hóa chất làm mềm phân, thuốc nhuận trường hoặc thuốc đạn (nhét vào hậu môn), tuỳ trường hợp.

Thỉnh thoảng, việc nhịn đi cầu trở nên nghiêm trọng đến nỗi, cả trẻ và gia đình cùng rơi vào tình trạng căng thẳng. Do đó, cần có sự quan tâm đúng mức vào việc đi đại tiện của trẻ mỗi ngày.

Thường thì việc nhịn đi đại tiện bắt đầu vào khoảng thời gian trẻ tập ngồi bồn cầu. Trẻ miễn cưỡng đi cầu trong bô hoặc bồn cầu và nhịn. Lần đi cầu tiếp theo sẽ đau. Trẻ đi cầu mà liên tưởng tới cảm giác đau và bây giờ nhịn đi đại tiện vì điều đó. Điều này có thể tiến tới một nỗi sợ ám ảnh mọi thứ. Khi những triệu chứng nghiêm trọng như vậy phát triển, trực tràng phải được làm sạch bằng cách bơm thụt ruột hoặc dùng thuốc đạn trực tràng. Kèm theo đó, hóa chất làm mềm phân như thuốc nhuận tràng được cung cấp với một lượng lớn vừa đủ đế ngăn trẻ cố ý nhịn cầu. Vì việc đi cầu không còn đau nữa, trẻ sẽ bắt đầu ngồi bô mà không sợ nữa. Giái pháp này có thể kéo dài trong vài tháng trong khi đó thuốc nhuận tràng sẽ được cắt giảm từ từ. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ và đi cầu thường xuyên cũng là một phần của quá trình này.

Viết một bình luận