Bệnh ghẻ xuất hiện trên hầu hết bất cứ nơi nào trên cơ thể, thường nhất là phần diện tích ở giữa các ngón tay. Những đứa trẻ lớn hơn và người lớn không bị chứng này ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đỉnh đầu, mặt, nhưng trẻ sơ sinh thì có.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ là do các kí sinh trùng siêu nhỏ ẩn sâu dưới các tầng biểu bì của da gây ra. Chứng phát ban do bệnh ghẻ gây ra thực chất là sự phản ứng của cơ thể với trứng của kí sinh trùng cũng như là sự bài tiết của ký sinh trùng. Một khi kí sinh trùng đã vào được trong da thì khoảng hai đến bốn tuần sau chứng phát ban xuất hiện.
Ở trẻ lớn, chứng phát ban gây ngứa, xuất hiện các nốt mụn chứa đầy dịch dưới da và các đốm đỏ. Còn ở trẻ sơ sinh, ghẻ nằm rải rác, cách biệt và thường được tìm thấy ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vì những vết gãi, cào có thể do mắc một bệnh truyền nhiễm khác, nên bệnh này khó nhận dạng.
Theo truyền thuyết, khi quân lính của vua Napoleon bị bệnh ghẻ, buổi tối có thể nghe thấy tiếng gãi từ khoảng cách xa cả dặm. Điều này có một chút phóng đại, nhưng có thể giúp bạn hình dung 2 điều chính cần nhớ nếu con bạn mắc bệnh ghẻ: nó rất ngứa và dễ lây lan. Bệnh ghẻ chỉ lây lan từ người sang người, và điều này cực kì dễ xảy ra. Nếu một người trong gia đình bạn mắc phải có thể những người còn lại cũng sẽ bị.
Bệnh ghẻ xuất hiện trên hầu hết bất cứ nơi nào trên cơ thể, thường nhất là phần diện tích ở giữa các ngón tay. Những đứa trẻ lớn hơn và người lớn không bị chứng này ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đỉnh đầu, mặt, nhưng trẻ sơ sinh thì có.
Điều trị
Nếu bạn để ý thấy bé (hay thậm chí những người khác trong gia đình) liên tục bị ngứa, nghi ngờ là bệnh ghẻ thì nên gọi bác sĩ nhi để kiểm tra. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng làm tróc một mẫu da ở vùng bị ghẻ và soi dưới kính hiển vi để tìm bằng chứng cho thấy có kí sinh trùng hay là trứng của nó. Nếu chẩn đoán là bé mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn một số thuốc chống lại bệnh ghẻ. Phần lớn là kem lotion, được dùng bôi lên toàn bộ cơ thể, từ đỉnh đầu đến lòng bàn chân ,và được rửa sạch sau vài giờ. Bạn cũng có thể phải sử dụng lại như vậy một tuần sau đó.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng cả gia đình nên được điều trị bênh ghẻ, ngay cả những thành viên không bị bệnh. Số khác cho rằng họ chỉ nên được kiểm tra xem có bệnh hay không, chỉ những người bị bệnh mới được điều trị với thuốc chống bệnh ghẻ.
Cắt móng tay bé để ngăn chặn sự nhiễm trùng do bệnh ghẻ gây ra. Bác sĩ nhi có thể kê thuốc antihistamine hay thuốc chống ngứa nếu cơn ngứa quá dữ dội. Nếu vết thương của bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hãy báo ngay cho bác sĩ nhi của bạn biết. Có thể bác sĩ sẽ kê cho bé thuốc kháng sinh hay 1 dạng trị liệu khác.
Sau quá trình trị liệu, việc ngứa ngáy có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần do dị ứng. Nếu việc ngứa ngáy cứ diễn ra dai dẳng sau 4 tuần, hãy gọi cho bác sĩ ngay vì có thể bệnh ghẻ có thể tái phát và cần điều trị lại.
Có vài sự tranh cãi về khả năng lây lan của bệnh ghẻ qua quần áo hay drap giường. Bằng chứng chỉ ra rằng chuyên này rất hiếm khi xảy ra, vì vậy không cần giặt giũ hay khử trùng ở phòng trẻ hay cả căn nhà, bởi vì loại kí sinh trùng này chỉ sống trên da người.