Ăn bao nhiêu là đủ

Một lượng khẩu phần đặc trưng của bé nên là ½ so với khẩu phần của người lớn

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết các con có ăn đủ chưa. Sau đây là một vài dòng hướng dẫn giúp các bậc cha mẹ đảm bảo là con mình đã ăn đủ, nhưng không nhiều quá.

1. Các bé không cần ăn một lượng giống như người đã trưởng thành.  Cho bé ăn những phần nhỏ, chỉ thêm phần phụ khi bé đòi.  Một lượng khẩu phần đặc trưng của bé nên là ½ so với khẩu phần của người lớn.  Đối với nhiều loại thực phẩm, lượng thức ăn chỉ bằng gan bàn tay của bé.  Đây là những lượng khẩu phần của bé được chấp nhận:

1 thìa cà phê = 5 ml 1 thìa súp = 15 ml
1 oz = 30 ml 1 tách = 8 oz = 240 ml
4-6 oz sữa hoặc nước trái cây 4 thìa súp rau
½ tách phô mai đã gạn kem hoặc yogurt ½ chén ngũ cốc
2 oz hamburger 2 oz thịt gà
1 lát bánh mì nướng 1 thìa cà phê bơ thực vật, bơ hoặc  dầu giấm

2. Nói chung, giới hạn bữa ăn vặt 2 lần trong 1 ngày.  Chọn ra những món lành mạnh thay vì cho trẻ ăn những loại thức ăn vô bổ như là: kẹo, nước ngọt, bánh ngọt hoặc những món mặn – béo ngậy.  Miễn là trẻ khỏe mạnh, cha mẹ có thể cho trẻ ăn bữa ăn vặt 2 lần trong 1 ngày.  Nhiều hơn 2 bữa ăn vặt trong 1 ngày có thể phá hủy sự ngon miệng của trẻ trong bữa ăn chính.  Những bữa ăn quà không tốt sẽ làm cho răng bé có nguy cơ bị sâu răng cao hơn.  Để làm giảm nguy cơ bị sâu răng và thừa calo, phải dựa vào những món ăn vặt bổ dưỡng giống như những món được kể ra dưới đây…

Trái cây Yogurt
Cà rốt, cần tây, dưa chuột ngâm
(có thể ngâm trong dầu giấm ít béo)
Bánh mì nướng hoặc Phô mai dây

Trong những dịp đặc biệt, bé có thể dùng các món tráng miệng hoặc là một bữa tiệc ngọt, nhưng phải chọn loại bánh yến mạch ít béo hoặc là sự lựa chọn khác cũng ít béo bất cứ khi nào có thể.

3. Đừng sử dụng thức ăn như là phần thưởng cho cách cư xử tốt của bé.

4. Đảm bảo rằng bé thật sự đói hoặc khát nước thì chúng sẽ yêu cầu ăn hay uống.  Nếu thật sự muốn biết bé muốn gì là sự chú ý, nói chuyện và chơi cùng bé, nhưng không dùng món ăn như là một vật dỗ dành bé.

5. Không cho phép trẻ ăn trong khi chơi, đang nghe kể chuyện hoặc đang xem ti vi. Nếu cho phép trẻ làm nhựng việc đó sẽ dẫn đến việc ăn không tự giác.

6. Học tính toán lượng calo trong thực phẩm mà bé ăn thường xuyên và giám sát lượng calo bé tiêu thụ trung bình trong 1 ngày.  Lượng calo tổng cộng hằng ngày cho một đứa bé 4-5 tuổi nên là 900-1500 hoặc khoảng 40 calo/ pound (trọng lượng cơ thể bé)

7. Đừng lo lắng nếu như bé không ăn.  Một ngày nọ, bé dường như có thể ăn bất cứ thứ gì mà bé cầm trong tay, và kế đến bé sẽ nhăn mặt lại với cái nhìn đối với mọi thứ.  Khi bé từ chối không ăn, có thể là bé không đói bởi vì bé ít họat động hơn ngày hôm qua.  Cũng nên xem xét đến khả năng bé sử dụng thức ăn như là một phương tiện của việc kiểm soát.  Đặc biệt trong suốt thời gian này khi bé từ chối về mọi thứ xung quanh, bé chắc chắn chống lại những nỗ lực đút bé ăn.  Khi điều đó xảy ra, đừng ép buộc bé ăn.  Hãy đảm bảo rằng bé sẽ không tự bỏ đói mình để dẫn đến sụt cân.  Tuy nhiên, nếu triệu chứng ăn không ngon miệng kéo dài hơn 1 tuần, hoặc có các dấu hiệu khác của bệnh như là sốt, buồn nôn, tiêu chảy hoặc sụt cân, nên đến khám bác sĩ cho trẻ.

8. Bé cần uống xấp xỉ 2 ly (16oz, hoặc 480ml) sữa không béo hoặc ít béo trong 1 ngày để đáp ứng nhu cầu canxi.  Sữa là loại thực phẩm quan trọng, chủ yếu bởi vì lượng canxi trong sữa.  Quá nhiều sữa, tuy nhiên, có thể giảm sự ngon miệng đối với các loại thực phẩm quan trọng khác.

Viết một bình luận