Mặc dù chỉ một vài bé 4 hoặc 5 tuổi chân thành muốn học đọc và sẽ bắt đầu nhận ra những từ quen thuộc nhất định thì cũng không cần ép bé làm việc đó
Bé con của bạn có hứng thú tập đánh vần không? Bé có nhìn qua sách và tạp chí một mình không? Bé có thích viết bằng bút chì hay bút máy không? Bé có chăm chú lắng nghe suốt thời gian được kể chuyện không? Nếu câu trả lời là có, bé đã sẵn sàng học vài bước tập đọc cơ bản rồi đấy. Nếu không, bé giống hầu hết những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học khác, sẽ đợi thêm một hoặc hai năm nữa để phát triển các kỹ năng về ngôn ngữ, khả năng thị giác và trí nhớ mà bé cần để bắt đầu chính thức tập đọc.
Mặc dù chỉ một vài bé 4 hoặc 5 tuổi chân thành muốn học đọc và sẽ bắt đầu nhận ra những từ quen thuộc nhất định thì cũng không cần ép bé làm việc đó. Thậm chí nếu như chúng ta thành công trong bước đầu này, bé cũng không thể nhớ những từ này chỉ duy nhất một lần khi đi học. Hầu hết những bé học trước sớm thế này sẽ mất lợi thế hơn những trẻ khác suốt lớp 2 và lớp 3 khi những bé khác đạt được cùng những kỹ năng cơ bản.
Nhân tố cốt lõi quyết định một học sinh ở trường học tốt hay không không phải phụ thuộc vào việc học sinh đó bị ép học sớm như thế nào mà đúng hơn là phụ thuộc vào chính niềm say mê học tập của người đó. Ham muốn mãnh liệt này không thể nào thúc ép được bằng việc dạy bé học đọc ở độ tuổi mới chỉ lên 4. Trái lại, thông qua việc bắt trẻ tập trung vào những nhiệm vụ mà trẻ chưa sẵn sàng thì những cái gọi là chương trình học sớm chỉ cản trở niềm say mê tự nhiên của trẻ.
Phương pháp hữu hiệu nhất để học sớm là gì? Hãy để bé tự “bước đi” và vui chơi bất cứ họat động nào mà bé thích. Đừng luyện bé học ký tự, con số, màu sắc, hình dạng và từ ngữ. Thay vào đó, hãy khuyến khích tính hiếu kỳ và khuynh hướng ham khám phá của bé. Đọc cho bé nghe những quyển sách mà bé thích nhưng đừng ép bé phải học những con chữ. Cung cấp cho bé những kinh nghiệm học tập nhưng chắc chắn rằng những điều đó phải mang tính giải trí.
Khi bé đã sẵn sàng học những mẫu tự và học đọc thì những công cụ dạy bé học rất đa dạng: chương trình giáo dục trên tivi, trò chơi, bài hát và thậm chí là trò chơi video và DVD mới nhất. Tuy nhiên đừng mong đợi bé học hỏi những việc đó một mình. Chúng ta cũng nên hỗ trợ bé. Ví dụ: nếu bé đang xem chương trình giáo dục trên tivi, hãy ngồi cùng bé và trò chuyện về những khái niệm và thông tin mà chương trình đề cập. Nếu bé chơi những chương trình trên máy vi tính, hãy chơi cùng bé để chúng ta có thể chắc rằng những chương trình đó đúng với khả năng của bé. Nếu trò chơi quá khó với bé, nó có thể làm giảm đi hứng thú và làm tiêu tan luôn cả mục đích dạy bé học. Học tập năng động trong một môi trường sôi nổi và đầy đủ sự hỗ trợ là chìa khóa giúp bé thành công.
Nếu bé chỉ nói hỗn nhẹ nhàng thì phản ứng tốt nhất có thể là một trò đùa. Ví dụ: nếu như bé đánh liều gọi ta là phù thủy độc ác, ta hãy cười to và trả lời “Và ta đang nấu một nồi cánh dơi và mắt ếch đây. Cùng ăn tối với ta không nào?” Kiểu giỡn này là cách đùa thông minh nhất để làm giảm cơn giận của bé cũng như của chúng ta.
Dĩ nhiên, đôi khi những trẻ chưa đến tuổi đi học không phải nói những điều chướng tai gai mắt để thử sức kiên nhẫn của chúng ta – những câu nói bình thường của chúng cũng làm ta đủ phiền rồi. Giải pháp cho những lúc thế này là hướng năng lượng có sẵn của bé vào một nơi thích hợp. Ví dụ: thay vì cho bé hát vô tư, đánh vần, hãy dạy bé vài bài vè, bài hát hay dành thời gian đọc thơ. Cách này sẽ giúp bé học cách chú ý những từ bé nói cũng như khởi động nhận thức của bé về ngôn ngữ viết.