Phát triển thể chất qua tuổi dậy thì

Vì độ tuổi trên cho thấy, có nhiều sự khác biệt lớn “bình thường” trong khoảng thời gian khi tuổi dậy thì vừa bắt đầu, nhắc nhở con bạn rằng dù cô bé và bạn bè của bé sẽ phát triển ở mức độ khác nhau, nhưng rồi cuối cùng chúng sẽ bắt kịp nhau.

Hầu hết các bậc cha mẹ tin rằng thời thơ ấu của con mình trôi đi quá nhanh chóng. Dường như chỉ mới ngày hôm qua bạn còn hát ru bên cũi của bé, nhìn bé bò và chập chững bước những bước đi đầu tiên. Thế mà bây giờ thì cô bé đã lớn hơn, linh hoạt hơn, tự lập hơn và tiến gần hơn đến với những thay đổi to lớn của tuổi dậy thì ở phía trước.

Sự phát triển thể chất ổn định xảy ra trong suốt tuổi mẫu giáo sẽ tiếp tục trong thời gian giữa của tuổi ấu thơ, mặc dù không diễn ra nhanh chóng như tỷ lệ tăng trưởng trong tuổi vị thành niên, nhưng những thay đổi hiện tại (tất cả những giai đoạn của sự phát triển hướng đến tuổi trưởng thành) đều có xu hướng từ từ và dần ổn định hơn.

Hầu hết trẻ em trong giữa tuổi thơ ấu đều có thân hình thanh mảnh hơn so với những năm mầm non, đó là do có sự thay đổi về sự tích lũy và vị trí của mỡ cơ thể. Khi mà kích thước của toàn bộ cơ thể của con bạn tăng lên, lượng mỡ cơ thể vẫn tương đối ổn định, đem lại cho cô bé vẻ ngoài mảnh mai hơn. Cũng trong giai đoạn này của cuộc sống, chân của bé dài ra hơn và tương ứng với cơ thể của mình hơn trước.

Trung bình thì sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn giữa tuổi thơ ấu thể hiện ở việc chiều cao của bé tăng lên ít nhất 2 inch (khoảng 5cm) mỗi năm ở cả bé trai và bé gái. Trọng lượng tăng trung bình khoảng 6,5 pounds (khoảng 3kg) một năm. Nhưng đó chỉ là sự phát triển bình thường. Một số yếu tố, bao gồm cả việc trẻ tới tuổi dậy thì gần mức nào, sẽ xác định được con bạn phát triển được bao nhiêu và phát triển đến giai đoạn nào. Nói chung, thường thì có một giai đoạn tăng trưởng nhẹ ở độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi, và có thể thường đi kèm với sự xuất hiện của một lượng nhỏ lông tóc.

Có lẽ nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác, mô hình tăng trưởng và chiều cao cuối cùng của con bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi di truyền. Ví dụ, con trai bạn có thể là một trong những chàng trai cao nhất trong lớp học của bé, và cậu bé có thể khao khát được chơi bóng rổ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu cả bạn và chồng bạn đều có chiều cao dưới mức trung bình thì chiều cao của bé khi trưởng thành sẽ giống chiều cao của hai bạn hơn là giống thần tượng thể thao của bé. Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ nhưng cha mẹ cao thì thường có con cao, và cha mẹ thấp thường con trẻ cũng sẽ thấp. Đó là thực tế của di truyền học.

Mặc dù vậy, nếu con của bạn cao bất thường hoặc thấp hơn so với bạn bè cùng tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn. Bác sĩ có thể đề cập việc chụp X-quang để xác định sự phát triển xương của bé. Một sự rối loạn tăng trưởng thực sự đôi khi có thể được điều trị bằng cách dùng hóc-môn tăng trưởng, tuy nhiên, liệu pháp này chỉ được dành riêng cho các bé mà tuyến của chúng không thể sản xuất được hóc-môn này, và nó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Các bác sĩ không khuyến khích cách điều trị này cho các bé trai và bé gái khỏe mạnh (hoặc phụ huynh của bé) muốn sử dụng hóc-môn tăng trưởng để giúp tăng chiều cao của bé lên được 6 feet (1m 8) thay vì 5 feet 8(1m 7).

Vì chiều cao có thể khác nhau giữa các bé, nên thời gian tăng trưởng ở mỗi trẻ cũng có thể khác nhau. Mặc dù chiều cao trung bình đã được đề cập ở trên, nhưng nhiều bé trong giai đoạn giữa thời thơ ấu thường trải qua những thời kỳ tăng trưởng đột ngột rõ ràng, mà theo sau là các giai đoạn đó bé phát triển rất ít. Một số trẻ em phát triển nhanh hơn gấp ba lần trong một mùa cụ thể trong năm, so với mùa “chậm” của chúng. Những biến đổi cá nhân về mặt thời gian cùng với các yếu tố di truyền chịu trách nhiệm chính cho sự khác biệt lớn về kích thước giữa các bé cùng tuổi. Sự chênh lệch về chiều cao giữa các bé trong một phạm vi trường lớp tiểu học điển hình thường là từ 4 đến 5 inch (khoảng 10- 12cm).

Một số yếu tố khác – cái gọi là ảnh hưởng môi trường – cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất. Dinh dưỡng rất qua trọng đối với quá trình phát triển bình thường, và do đó bạn nên thực hiện một nỗ lực đảm bảo rằng con của bạn tiêu thụ một chế độ ăn uống cân bằng. Nhu cầu calo của con bạn tăng lên trong thời gian tăng trưởng nhanh chóng, và nhu cầu đó tăng dần lên khi cô bé vượt qua giai đoạn giữa tuổi thơ ấu và bước vào tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu lượng calo tiêu thụ vượt quá mức cần thiết, con bạn có thể gặp vấn đề về cân nặng. (Xem chương 6, “Chế độ ăn uống đặc biệt, nhu cầu đặc biệt.”)

Một số cha mẹ lo lắng rằng con mình không ăn được nhiều để đạt mức mà bé nên tiêu thụ. Tuy nhiên, ngay cả với lượng thức ăn tương đối thấp, trẻ em vẫn có thể phát triển ở mức bình thường. Ngay cả khi con bạn(trong độ tuổi đi học)là một đứa trẻ kén ăn, bạn cũng không cần phải lo lắng điều đó có thể làm suy yếu khả năng tăng tưởng của bé. Trong những giai đoạn mà trẻ kén ăn, bạn đừng rơi vào cái bẫy cảm giác lo sợ rằng bé sẽ chết đói và cho bé ăn những thức ăn vặt mà bé vòi vĩnh. Thói quen ăn uống ăn hay thay đổi của bé có thể là do thời gian tăng trưởng chậm lại bình thường. Hoặc chỉ đơn giản là bé có thể có sở thích cá nhân không thể đoán trước được, bé có thể thích hay không thíchmột vài loại thực phẩm nhất định. Nói chung, khi lớn lên các bé sẽ tự bỏ được những sở thích ăn uống đó mà không có bất kỳ tổn hại đến thể chất của chúng. Miễn là con bạn tăng cân một cách hợp lý (4 đến7 pounds(2-4 kí) mỗi năm) và ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, bạn có thể yên tâm là nhu cầu dinh dưỡng của bé đã được đáp ứng.

Trong xã hội tương đối giàu có của chúng ta thì sự suy dinh dưỡng nghiêm trọng không phổ biến.Tuy nhiên,khi lượng calo mà 1 đứa trẻ cần hấp thụ bị hạn chế nghiêm trọng–ví dụ như trẻ gặp rối loạn do chứng biếng ăn tâm thần, hoặc trẻ đang mắc bệnh mãn tính–sự phát triển và sức khỏe tổng thể của bé chắc chắn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu con của bạn đang sụt cân, chắc chắn bạn cần phải thảo luận tình trạng này với bác sĩ. (Để biết thêm thông tin về chứng biếng ăn tâm thần, xem Chương 27, “Chứng rối loạn ăn uống.”)

Con bạn cũng cần phải tập thể dục thường xuyên để đảm bảo phát triển thể chất bình thường. Trẻ dành nhiều thời gian rãnh rỗi xem truyền hình hoặc tham gia vào các hoạt động khác ít vận động hơn là vui chơingoài trời thì sự phát triển của xương có thể bị suy giảm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khi hoạt động thể chất được tăng lên thì xương sẽ chắc hơn và cứng cáp hơn. Mặc dù vậy, không có bằng chứng nào cho thấy một chương trình tập luyện rất vất vả sẽ giúp con bạn phát triển nhanh hơn hoặc lớn mau hơn, ví dụ, chạy marathonsẽ không kích thích sự phát triển thể chất của bé.

Trong giai đoạn giữa tuổi thơ ấu, có thể bạn sẽ nhận thấy một số thay đổi của bé trước tuổi dậy thì. Con của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn vì cơ bắp của bé phát triển. Kỹ năng vận động của bé về mặt sức mạnh và phối hợp cũng sẽ cải thiện, điều đó được phản ánh trong sự tiến bộ dần dần ở các nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như từ việc bé có thể buộc dây giày của mình cho đến việc bé có thể ném quả bóng chàymột cách chính xác. Năm tuổi, một em bé điển hình có thể biết cách dừng lại, đi bằng ngón chân, và nhảy xa. Cô bé có thể tự buộc dây giày, chơi trò cắt dán,và vẽ một người hoàn chỉnh với đầu, mình, tay, chân. Đến sáu tuổi, một đứa trẻ có thể nhồi bóng bốn hoặc sáu lần, biết chơi trượt ván, đi xe đạp, biết dừng xe đạp bằng cách chống hai chân, và hoàn toàn có thể tự mặc đồ mà không cần ai giúp. Trong khiđó một đứa trẻ bảy tuổi có thể không có khả năng bắt một quả bóng bay,nhưng mười tuổi thì có thể. Trong khi trẻ chín tuổi có thể xây dựng một mô hình hoặc học may, nhưng trẻ sáu tuổi thì có thể không.

Tóc của một đứa trẻ trong độ tuổi đi học có thể trở nên sẫm màu hơn mộtchút. Bề mặt và biểu hiện của làn da cũng sẽ dần dần thay đổi,da của bé sẽ trở nên giống người lớn hơn.

Tuổi dậy thì thường bắt đầu sớm hơn cha mẹ nghĩ. Ngực của các bé gái nở nang hơn-dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì- bắt đầu khi ở độ tuổi trung bình là 10 tuổi, một số bé bắt đầu dậy thì sớm hơn từ lúc 8 tuổivà nhiều bé gái khác không dậy thì cho tới khi lên 13 tuổi. Thời kỳ tăng trưởng cao điểm(chiều cao, trọng lượng, khối lượng cơ bắp v.v…) ở các bé gái xảy ra khoảng một năm sau khi bắt đầu tuổi dậy thì. Kinh nguyệt thường bắt đầu khoảng hai năm sau khi bắt đầu tuổi dậy thì, trung bình thì đợt chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên xảy ra ngay trước khi các bé gái lần lượt 13 tuổi.

Con trai vào tuổi dậy thì chậm một năm so với con gái. Dấu hiệu đầu tiên là tinh hoàn mở rộng,bìu dái mỏng hơn và đỏ hơn, thường sẽ xảy ra ở độ tuổi trung bình là 11 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ năm bé 9 đến 14 tuổi. Đối với bé trai, thời kỳ tăng trưởng cao điểmxảy ra khoảng hai năm sau khi bắt đầu tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì được tạo thành một chuỗi các giai đoạn rõ ràng, ảnh hưởng đến xương, cơ bắp, khả năng sinh sản, và gần như tất cả các hệ thống khác của cơ thể. (Xem biểu đồ trên trang 12 để biết thêm thông tin về sự phát triển của tuổi dậy thì).

Mặc dù bé trai và bé gái thường có chiều cao tương tự trong giai đoạn giữa thời thơ ấu, nhưng điều đó sẽ thay đổi cùng với sự khởi đầu của tuổi dậy thì. Riêng trong trường trung học cơ sở, các bé gái thường cũng cao hơn so với các bạn học nam giới, nhưng trong một hoặc hai năm, các cậu con trai sẽ bắt kịp và vượt qua các bạn nữ cùng lớp. Khoảng 25% tăng trưởng chiều cao của con người xảy ra trong tuổi dậy thì.

Trong thời gian này của cuộc sống, có nhiều cơ hội để bạn nói chuyện với con bạn về những gì cô bé sắp trải qua. Con của bạn cần phải hiểu những thay đổi vật lý sắp xảy ra trong cơ thể cô bé trong tuổi dậy thì. Bạn nên nhấn mạnh rằng những thay đổi này là một phần của quá trình phát triển tự nhiên vào tuổi trưởng thành, được kích thích bởi các kích thích tố (chất hóa học được sản xuất trong cơ thể).

Ngoài ra, dù bạn hoàn toàn tôn trọng mong muốn của bévề sự riêng tư, bạn vẫn nên theo dõi các thay đổi của cơ thể con mình. Vì độ tuổi trên cho thấy, có nhiều sự khác biệt lớn “bình thường” trong khoảng thời gian khi tuổi dậy thì vừa bắt đầu, nhắc nhở con bạn rằng dù cô bé và bạn bè của bé sẽ phát triển ở mức độ khác nhau, nhưng rồi cuối cùng chúng sẽ bắt kịp nhau.

Đôi khi, trẻ bắt đầu tuổi dậy hoặc rất sớm hoặc rất muộn. Vì vậy bạn không cần thiết phải phản ứng thái quá đến hiện tượng này. Mặc dù vậy, các bé gái nên được kiểm tra bởi chính bác sĩ của mình nếu chúng bắt đầu có những thay đổi của tuổi dậy thì trước khi lên tám, trong khi con trai nên được kiểm tra nếu chúng dậy thì trước khi lên chín. Tương tự như vậy, bạn nên đưa trẻ gặp bác sĩ nếu trẻ không có những thay đổi của tuổi dậy thì mặc dù cô bé đã được 13 tuổi hoặc cậu nhóc nhà bạn đã được 14 tuổi.

Ngoài ra, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn nếu sự phát triển tuổi dậy thì của con quý vị không thực hiện theo các mô hình trên biểu đồ – ví dụ, nếu con gái của bạn bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trước khi ngực của cô bé phát triển. Con của bạn vẫn có thể tiếp tục gặp bác sĩ nhi khoa của mình trong suốt thời gian thay đổi mạnh mẽ về thể chất, và cho tới khi bé thành niên cũng vậy.

(Trích “Caring for your school-age child” của tác giả Edward L.Schor, phát hành vào tháng 11 năm 2004)

Viết một bình luận