Trẻ sơ sinh trông như thế nào trong những ngày đầu?

Dù lúc đầu người mẹ hơi lo lắng nhưng thật may chúng sẽ mờ dần trong vài ngày. Nếu bé sinh mổ, bé sẽ không có nốt này, và tròng trắng của mắt sẽ không có bất cứ nốt đỏ ngay từ lúc sinh.

Lúc người mẹ thư giãn với con trong phòng riêng của mình, nên trải chăn mềm cho bé, kiểm tra con từ đầu đến chân. Người mẹ sẽ chú ý nhiều chi tiết mà có thể người mẹ quên bẵng đi vào thời gian đầu sau khi sinh, chẳng hạn như màu mắt của bé. Nhiều bé sơ sinh gốc Âu có đôi mắt xanh, quả thật màu mắt có thể thay đổi sau năm đầu tiên. Trong sáu tháng đầu, nếu mắt bé vẫn màu xanh như lúc mới sinh, thì bé có thể không có gì thay đổi. Ngược lại, những bé thừa hưởng làn da ngăm đen thường có mắt nâu lúc sinh và trẻ có xu hướng giữ lại màu mắt suốt đời.

Người mẹ có thể thấy nốt đỏ trong tròng trắng của một hay cả hai con mắt của bé. Nốt này giống như sự nổi hột thường thấy trên mặt của bé nguyên nhân là do gắng sức trong lúc sinh.  Dù lúc đầu người mẹ hơi lo lắng nhưng thật may chúng sẽ mờ dần trong vài ngày. Nếu bé sinh mổ, bé sẽ không có nốt này, và tròng trắng của mắt sẽ không có bất cứ nốt đỏ ngay từ lúc sinh.

Da của bé dù ẩm hay khô đều rất mềm mại. Nếu bé sinh muộn tháng, da có thể bong ra và xuất hiện nếp nhăn là do mất đi chất vernix (là chất bảo vệ da bé, có thể phủ toàn thân bé). Nếu bé sinh đúng tháng hoặc sinh non, da bé có thể bong ít do da bị phơi nắng đột ngột sau khi chất vernix được lau sạch. Vì vậy bong da là một quá trình bình thường và không cần chữa trị. Tất cả những bé, bao gồm cả những bé thừa hưởng da ngăm đều có làn da hơi sáng lúc mới sinh, khi càng lớn da bé dần ngăm đi.

Khi người mẹ quan sát đôi vai và lưng bé, có thể thấy vài lông nhỏ mịn gọi là lông tơ. Lông tơ này xuất hiện vào cuối kì mang thai, tuy nhiên nó thường rụng trước khi sinh hoặc về sau. Nếu bé sinh non, bé đều có lông tơ, và khoảng hai tuần sẽ biến mất.

Người mẹ cũng có thể thấy nhiều nốt hồng và vết bớt trên da bé. Một số xuất hiện quanh chỗ mặc tả, có thể do mặc tả chật quá. Những đốm hoặc vết nổi ban là do để bé ngoài không khí lạnh và sẽ biến mất nhanh chóng nếu người mẹ giữ ấm lại cho bé. Nếu người mẹ thấy những vết xây xát, đặc biệt trên mặt của bé, đây là cách nhắc nhở nên cắt móng tay cho bé. Điều này giúp bé không bị trầy xước khi tình cờ bé quơ tay quơ chân. Đối với một số cha mẹ, điều này rất quan trọng vì thế cứ đến hỏi bác sĩ hoặc bất cứ ai có kinh nghiệm trong việc cắt móng tay bé. Con của bạn cũng có thể nổi ban và các vết bớt khác như những bé khác, chúng sẽ mờ dần không cần phải điều trị (mặc dù một số vết bớt là vĩnh viễn)

Nếu em bé sinh thường, đầu của bé sẽ lọt ra đầu tiên với hình dáng đầu  kéo dài, đồng thời cũng có vết sưng trên đầu. Nếu ấn nhẹ lên chúng thì sẽ để lại dấu tay. Vết sưng đầu này không nghiêm trọng và sẽ biến mất sau vài ngày.

Đôi khi vết sưng có thể nằm dưới da đầu của bé và dường như nối ngay đằng sau đầu sau khi nó được ấn nhẹ. Vết sưng  này được gọi là u máu đầu. Nguyên nhân là do khi sinh ra đầu bé đã chịu ảnh hưởng mạnh. Nó không nghiêm trọng mà biểu hiện sự khó chịu trong da đầu (ngoài xương đầu – không nằm bên trong não) và thường sau đến 10 tuần nó sẽ biến mất. Ba mẹ nên cẩn thận, không được làm tổn hại đến chúng bằng móng tay dài hay lược chải bởi vì vết sưng đầu có thể nhiễm trùng.

Tất cả các bé đều có hai điểm mềm, hay gọi là thóp (mỏ ác) nằm trên đỉnh đầu. Đây là nơi các xương sọ đang phát triển chưa gắn liền với nhau. Điểm lớn hơn nắm trên đỉnh đầu hướng về trước, còn cái nhỏ hơn thì ở sau. Ba mẹ không cần phải sợ khi sờ nhẹ vào chúng, bởi vì đây là một màng dày và bền bảo vệ não.

Tất cả các bé sinh ra đều có tóc tơ với số lượng, cấu tạo và màu sắc khác nhau. Hầu hết tóc của bé rụng trong sáu tháng đầu và được thay bằng tóc khác, màu sắc và cấu tạo của tóc sau này có thể hoàn toàn khác với tóc của bé lúc khi sinh.

Khi ra đời, em bé có thể bị ảnh hưởng bởi số lượng lớn hoocmon của mẹ mà bé thừa hưởng được trong suốt thời kỳ mang thai. Kết quả là, đôi vú của bé có thể căng phồng và rỉ ra luôn cả một chút sữa. Điều này là hoàn toàn bình thường ở cả trai lẫn gái. Thông thường nó kéo dài ít nhất một tuần hoặc vài tuần. Cách tốt nhất là không nên ấn vào vú của bé bởi vì điều này sẽ không giảm sưng mà có thể gây ra nhiễm trùng. Mặc dù những người mới làm cha mẹ thì hơi bối rối nhưng nó quả thật không có hại gì cả.

Khi người mẹ kiểm tra bụng con, thấy sưng phồng quanh rốn, và phình lớn khi em bé khóc. Đây là chứng thoái vị thường thấy xung quanh rốn hay có thể dưới vùng giữa bụng.

Bộ phận sinh dục của bé hơi đỏ và trông có vẻ lớn so với cơ thể nhỏ bé ở cả bé trai lẫn bé gái. Bìu dái của bé trai mềm và đủ lớn để giữ 2 tinh hoàn. Đôi khi tinh hoàn có thể di chuyển trong và ngoài bìu dái.

Một số bé trai có 1 khối u chất lỏng nằm trong bìu dái. Khối u này sẽ teo dần dần trong vài tháng không cần chữa trị, bởi vì chất lỏng bị hấp thụ lại bởi cơ thể. Khi bé khóc mà bìu dái sưng đột nhiên hay lớn hơn thì hãy đến bác sĩ, có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị ống bẹn, cần phải điều trị.

Lúc sinh, bao quy đầu của bé trai che phần đầu của dương vật, bạn không thể tuốt bao quy đầu ngược về phía sau khi con bạn lớn, chúng có một khe hở nhỏ ở đầu để nước tiểu chảy ra. Nếu phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu thì sự kết nối giữa bao quy đầu và đầu dương vật tách rời riêng biệt và bao quy đầu bị loại bỏ, chỉ còn lại đầu dương vật mà thôi. Nếu không cắt bao quy đầu thì nó sẽ tách rời đầu dương vật dần dần suốt vài năm đầu.

Lúc bạn còn nằm bệnh viện, nhân viên y tế sẽ quan sát tỉ mỉ lầu đầu tiên đi tiêu và đi tiểu của bé để chắc chắn rằng không có vấn đề gì trầm trọng.

Việc tiêu tiểu của bé có thể xảy ra sau khi sinh hay sau đó một ngày. Lúc mới sinh ruột bé chứa một chất màu sậm, dính gọi là “phân su” (meconium), chất này làm đầy ruột bé trước khi sinh. Nếu trong 48 tiếng đầu mà phân su không ra ngoài thì cần phải chắc chắn rằng không có điều gì xấu tồn tại trong ruột dưới.

Lúc mới sinh, phân của bé thỉnh thoảng có một ít máu. Đặc biệt nếu điều này xảy ra vài ngày sau khi sinh, có nghĩa là em bé đã nuốt một ít máu lúc sinh hay trong lúc bú sữa mẹ, cả hai lý do này không có hại gì cả. Tuy nhiên, người mẹ nên hỏi bác sĩ hiện tượng máu trong phân để tìm ra nguyên nhân đằng sau là gì, bởi vì cũng có thể có nguyên nhân khác cần phải điều trị.

Viết một bình luận