Những điều cần biết về tiêm ngừa

Nếu có sự bất bình thường hoặc những biểu hiện nghiêm trọng xảy ra như sốt cao, có sự khác thường trong hành vi của trẻ sau khi được tiêm vaccin

Những mũi tiêm có thể gây đau, vì vậy, khi bị tiêm con của bạn thường cảm thấy khó chịu và có thể khóc trong vòng một vài phút. Nhưng may mắn là sự đau đớn ấy chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Ngay lúc tiêm phòng, bạn có thể làm dịu sự đau đớn cho trẻ bằng cách đánh lạc hướng và dỗ dành và kéo sự chú ý của trẻ về phía bạn, rồi thì thoải mái chơi đùa với nó một lúc.

Bạn tiêm phòng cho trẻ vì muốn:

  • Bảo vệ chúng khỏi những căn bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn và có nguy cơ xảy ra.
  • Hạn chế mức độ nguy hiểm căn bệnh mà trẻ mắc phải.
  • Hạn chế cơ hội lây lan của những căn bệnh truyền nhiễm.
  • Bảo vệ những đứa trẻ khác trong cùng một cộng động – những trẻ còn quá nhỏ để được tiêm ngừa vaccin, hay những trẻ không nhận được sự tiêm ngừa do những vấn đề về y tế

Nên chú ý:

  • Sau khi đươc tiêm ngừa, một vài trẻ em thường xuất hiện những triệu chứng không đáng ngại như là sốt nhẹ và hay cáu gắt, vùng bị tiêm thường mẫn cảm, sưng tấy-đỏ. Trong khoảng từ 1 đến 2 ngày sau khi tiêm, một số trẻ có khả năng rơi vào tình trạng ngủ lâu hơn một chút so với thường lệ.
  • Tuy hiếm hoi, nhưng đôi khi vẫn xảy ra một vài trường hợp vaccin gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như khi trẻ sốt cao, phát ban, hoặc tai biến. Nếu  con của bạn gặp phải những triệu chứng như: sốt cao đến 103oF (khoảng 39oC), phát ban toàn thân (xuất hiện cả những mụn nước), vùng bị tiêm (tay hoặc chân) hoặc những vùng khác trên cơ thể sưng tấy lên với diện rộng, trong những trường hợp như thế bạn nên gọi đến bác sĩ chuyên khoa nhi để có được những lời khuyên, chỉ dẫn đúng đắn.

Những nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các bệnh được tiêm ngừa được đề cập trong chương này.

Giảm đau vùng bị tổn thương

Nếu đứa trẻ có những biểu hiện bị ảnh hưởng bởi vaccin, việc bạn có thể làm là nên hạ sốt và làm dịu cơn cáu kỉnh của trẻ bằng cách cho trẻ uống acetaminophen (Paracetamol) hoặc là ibuprofen (tên một loại thuốc kháng viêm), và nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng của những loại thuốc này trước khi sử dụng. Nếu đứa trẻ của bạn có biểu hiện đau nhức tại vùng tiêm, theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên chườm đá vào chỗ đau để làm cho trẻ cảm thấy bớt khó chịu. Hãy đảm bảo rằng, nếu có bất kì dấu hiệu tác dụng phụ nào của vaccin gây cho trẻ cảm giác khó chịu, bạn phải thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để họ theo dõi, chuẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.

Trước khi tiêm phòng cho trẻ, bạn nên hỏi xin ý kiến bác sĩ để hiểu thêm về những tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu có sự bất bình thường hoặc những biểu hiện nghiêm trọng xảy ra như sốt cao, có sự khác thường trong hành vi của trẻ sau khi được tiêm vaccin, điều bạn nên làm là bàn bạc với bác sĩ về lợi ích cũng như tác hại của việc liệu có nên tiêm lại loại vacxin đó vào những lần tiêm ngừa sau.

Đôi khi bạn phiền lòng khi nhìn thấy con mình phải trải qua sự đau đớn bởi vết tiêm, nhưng hãy nghĩ rằng, đó là những điều tốt nhất mà bạn làm để bảo vệ đứa trẻ khỏi những căn bệnh mà vacxin có thế ngăn ngừa.

Viết một bình luận