Nhiễm HIV AIDS

hoảng 15% các ca nhiễm HIV mới thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thanh niên ở Mỹ thông qua con đường tình dục

HIV (virút gây suy giảm miễn dịch ở người) là một loại virút có thể dẫn đến bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

Khoảng 15% các ca nhiễm HIV mới thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thanh niên ở Mỹ thông qua con đường tình dục. Ở Mỹ, việc nhiễm HIV do quan hệ khác giới đang ngày càng tăng và là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm HIV ở phụ nữ. Trong khi đó thì tỷ lệ nhiễm HIV thông qua tiêm chích ma túy hoặc qua đường truyền máu đã giảm đáng kể ở Mỹ, vì tất cả các dụng cụ truyền máu và máu hiện tặng đều được kiểm tra thường xuyên.

Mặc khác, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ mắc bệnh là do từ những người mẹ nhiễm HIV, thậm chí từ lúc còn trong tử cung mẹ (do virut truyền qua nhau thai), trong khi sinh (trẻ nuốt phải dịch âm đạo hoặc máu của mẹ trong khi sinh), hoặc bú sữa đã nhiễm trùng. Trong 100 trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ bị nhiễm HIV sẽ có từ 13-19 trẻ cũng sẽ bị nhiễm HIV nếu không được chữa trị. Việc điều trị các bà mẹ và trẻ mới sinh bằng thuốc Zidovudine (hay AZT) làm giảm nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ truyền sang con còn 8/100, hoặc những hỗn hợp thuốc mạnh có thể giảm con số này xuống 2/100 hoặc thấp hơn.

Virút HIV sẽ theo người nhiễm đến suốt đời, họ cũng có thể không gặp những triệu chứng của bệnh trong một vài năm. AIDS chỉ diễn ra sau khi hệ miễn dịch bị suy yếu do virút HIV, quá trình này có thể mất tới vài tháng hoặc vài năm. Trẻ không qua điều trị thường xuất hiện những dấu hiệu của bệnh khi được 2 tuổi, nhưng trung bình để phát triển thành AIDS thì khoảng 5 năm.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV ban đầu cũng biểu hiện bình thường, nhưng dần dần những triệu chứng bệnh cũng sẽ phát triển, ví dụ như: chiều cao, cân nặng sẽ không phát triển trong sáu tháng đầu tới một năm. Bé thường xuyên bị tiêu chảy hoặc nhiễm trùng da nhẹ. Các hạch bạch huyết ở các nơi trên cơ thể sẽ sưng lên và xuất hiện các nốt sần trong miệng (bệnh tưa miệng), gan và lách cũng có thể to lên. Do sự phát triển của hệ thần kinh bị ảnh hưởng, nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại cũng nhưng những khả năng vận động khác, như: gặp khó khăn trong khả năng suy nghĩ và nói chuyện, giảm phát triển não ở trẻ nhỏ.

Tóm lại, nếu HIV phát triển trong giai đoạn cơ quan miễn dịch bị tổn thương nặng thì các triệu chứng của AIDS sẽ xuất hiện cùng với ung thư, trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm phổi do Pneumocystis jiroveci diễn ra cùng với sốt và những chứng khó thở. Những nhiễm trùng thông thường này xảy ra ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 1 một tuổi. Ta có thể phòng tránh sự nhiễm trùng này bằng thuốc kháng sinh, các bác sĩ cũng nhắc nhở rằng: các trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm HIV nên sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bệnh trong vòng sớm nhất là 6 tuần tuổi cho đến khi các xét nghiệm chứng thực trẻ không nhiễm HIV.

Chăm sóc trẻ nhiễm HIV

Trẻ em nhiễm HIV dương tính cũng cần tình yêu thương và sự quan tâm như những trẻ khác. HIV dương tính không thể lây lan chỉ bằng việc ẵm bồng những trẻ mắc bệnh. Những trẻ này cần tất cả những gì mà chúng ta có thể cho chúng, cho dù đó là ở trung tâm chăm sóc trẻ, trong nhóm với một người hay bất kì nhóm nào dù lớn hay nhỏ.

Thật ra, đôi khi trường hợp đó của trẻ lại làm cho trẻ bị đặt vào trường hợp hay môi trường gây cản trở những điều kiện phát triển và trưởng thành một cách tốt nhất. Chúng ta cần phải làm bất cứ chuyện gì có thể để chống lại những mặt tiêu cực đó và hình thành cho chúng cách nhìn nhận tích cực vào cuộc sống.

Sự nhiễm trùng thông thường có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ em nhiễm HIV. Bé nên được gửi đến nhà trẻ hoặc trường học khi có thể. Cùng lúc đó, trẻ có thể dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm như bệnh thủy đậu, vì vậy nhà trẻ hay trường học nên thông báo với gia đình và bác sĩ của trẻ về những biểu hiện này. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu con của bạn phát sốt, khó thở, tiêu chảy, khó nuốt, cáu phát hoặc có biểu hiện bệnh dễ lây bệnh. Thật ra, bất kì sự thay đổi nào về tình trạng sức khỏe nào của con bạn đều cần đến sự giúp đỡ y tế ngay, vì sức đề kháng của trẻ rất yếu cho dù là đối với những bệnh nhẹ nhất.

Bất cứ khi nào tìm đến sự giúp đỡ của y tế, hãy chắc rằng bạn đã thông báo với bác sĩ về việc nhiễm trùng HIV để họ có thể đến và chữa trị bệnh một cách thích hợp cũng như cho trẻ dùng đúng loại chủng ngừa.

Như đã được đề cập ngay từ lúc đầu, hiện nay một số loại thuốc chống virút HIV hay thuốc kháng sinh “antiretroviral” được kiểm định cho trẻ sử dụng, các loại khác thì đang trong quá trình thử nghiệm. Những loại thuốc này giúp ngăn cản sự nảy nở của virút, cải thiện sự tăng trưởng, sự phát triển hệ thần kinh của trẻ và đồng thời cũng làm chậm sự phát triển của bệnh. Điều cần thiết là hãy cho bác sĩ biết về việc nhiễm HIV của trẻ càng sớm càng tốt và thực hiện các liệu pháp chống virút theo sự hướng dẫn của họ. Hiện nay với sự có mặt của nhiều biện pháp trị liệu ta hoàn toàn có thể ngăn cản virut trong nhiều trường hợp. Đó là một số phương pháp đặc biệt dành cho việc chữa trị trẻ nhiễm HIV, với phương pháp này trên 90% trẻ em có thể sống đến tuổi trưởng thành.

Chủng ngừa cho trẻ có mẹ nhiễm HIV

Bác sĩ nhi khoa sẽ cung cấp cho bạn một danh sách về những loại vắcxin nào nên và không nên dùng cho trẻ em nhiễm HIV. Trẻ bị nhiễm HIV có thể trải qua những cơn bệnh trầm trọng do bị thủy đậu hay sởi. Từ những triệu chứng của sự nhiễm trùng trên bạn nên thông báo với bác sĩ để trẻ có thể nhận được sự chữa trị để ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Việc chữa trị có thể bao gồm cả việc tiêm globul miễn dịch (chứa những kháng thể chống lại bệnh) hoặc những loại thuốc chống virút.

Viết một bình luận