Hệ miễn dịch

Thế hệ trước đây, nhiều trẻ ở độ tuổi đến trường bị các bệnh lây nhiễm như bại liệt, ho khan và thường để lại các hậu quả nghiêm trọng.

Những năm đầu đời, các khuyến cáo tiêm chủng của bác sĩ đóng vai trò quan trọng với khả năng miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, những dịch bệnh bùng phát gần đây khiến cho Hiệp hội Nhi khoa thay đổi những phương pháp miễn dịch, trẻ từ 4 đến 12 tuổi được khuyên nên tăng thêm những mũi chích ngừa. Quãng thời gian từ khi chập chững biết đi đến trước khi đi học – trẻ nên được bảo vệ trước những căn bệnh như sởi, quai bị, và rubella (MMR); bạch hầu, ho kinh niên, và uốn ván (DtaP hay DTP); bại liệt; viêm gan siêu vi B và bệnh truyền nhiễm Haemopbilus influenzae B (Hib); thủy đậu; và rotavius. Hầu hết các bang và trường học ở Hoa Kỳ đòi hỏi trẻ phải được tiêm chủng phòng ngừa đầy đủ trước khi vào mẫu giáo.

Sự thành công của các loại vắc xin hiện đại là một trong những thành tựu nổi bật của nghiên cứu y khoa. Thế hệ trước đây, nhiều trẻ ở độ tuổi đến trường bị các bệnh lây nhiễm như bại liệt, ho khan và thường để lại các hậu quả nghiêm trọng. Một số qua đời, số khác bị các di chứng vĩnh viễn và phải nhờ vào sự hỗ trợ của xe lăn. Nhưng sự phát triển của vắc xin đã làm giảm thiểu những chứng bệnh của trẻ em và do đó cải thiện sức khỏe và phúc lợi của hàng triệu người. Những biện pháp miễn dịch giúp trẻ em xây dựng bức tường phòng ngự đối với những bệnh lây lan bằng cách tạo ra các chất chống lại gọi là kháng thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi rút.

Đáng tiếc là, một số bậc cha mẹ tự tin về khả năng tự miễn dịch của trẻ. Họ sai lầm khi tự cho rằng những dịch bệnh nguy hiểm đã biến mất hoặc bị diệt trừ. Một vài cha mẹ lại cảm thấy bị đe dọa bởi các tác dụng phụ của vắc xin.

Tuy nhiên, việc không sử dụng các vắc xin phòng bệnh lại nguy hiểm hơn nhiều. (Ở một số bang của Hoa Kỳ, cha mẹ phải chịu trách nhiệm pháp lý về việc chăm sóc sức khỏe cho con họ.) Như một bậc cha mẹ đầy trách nhiệm, bạn phải chắc rằng con bạn được tiêm ngừa đầy đủ theo lời khuyên bác sĩ. Các vắc xin hiện nay rất an toàn chỉ đôi khi đem lại các tác dụng phụ nhỏ (như sốt hoặc bị nổi mẩn đỏ). Những phản ứng nguy hại sức khỏe rất hiếm xảy ra.

Hầu hết trẻ trước tuổi đến trường sẽ được tiêm phòng đầy đủ. Trẻ từ 4 đến 6 tuổi nên tiêm thêm liều chống bệnh bạch hầu, uốn ván, ho kinh niên (DtaP), bại liệt, sởi, quai bị, rubella (MMR) trước khi đi học. Trong trường hợp, trẻ ở độ tuổi đến trường vẫn chưa được nhận đủ liều lượng, trẻ cần phải được tiêm phòng ngay lập tức. Đôi khi liều thêm MMR chỉ được tiêm phòng vào độ tuổi từ 11-12. Liều thêm Td (bệnh uốn ván và bạch hầu) được chỉ định ở tuổi 11-12 và mỗi 10 năm sau đó.

Những nghiên cứu để phát triển và phát minh các phương pháp mới bảo vệ trẻ khỏi dịch bệnh vẫn đang tiếp tục vì thế những hướng dẫn phòng tránh thường xuyên được thay đổi. Hãy đối thoại với bác sĩ nhi khoa để có những chỉ dẫn cụ thể với trẻ. Một vài mũi tiêm phòng quan trọng với trẻ.

–          Liều thêm MMR – Mỗi trẻ nên nhận liều vắc xin MMR thứ 2. Liều này được chỉ định tiêm ở độ tuổi 4-6. Muộn hơn trẻ nên được tiêm ở tuổi 11-12. Gần đây, các bác sĩ đặc biệt quan tâm về sự bùng nổ bệnh sởi, hơn phân nửa trẻ đã từng nhận chỉ duy nhất 1 liều MMR bị mắc bệnh.

–          Vắc xin Pneumococcal – Vắc xin chống lại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây bệnh viêm màng não và viêm phổi. Đôi khi ngay cả ở trẻ khỏe mạnh khi bị tấn công bởi những loại vi khuẩn này cũng gây nên bệnh nghiêm trọng. Sức đề kháng của trẻ còn yếu dễ bị bệnh vì thế cần được tiêm phòng đầy đủ. Những căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ bao gồm viêm phổi kinh niên hay nhiễm cầu khuẩn, hoặc những trẻ bị thiếu lá lách (do tai nạn hay là do quá trình chữa bệnh). Liều vắc xin này cũng được khuyên dùng đối với trẻ mà hệ miễn dịch yếu, do mắc bệnh ung thư hay dùng thuốc điều trị.

–          Vắc xin Influenza – Loại vắc xin tiêm chủng vào mỗi mùa thu này đặc biệt quan trọng đối với trẻ. Trẻ bị tấn công bời vi rút influenza có thể bệnh nặng thậm chí tử vong, đặc biệt là trẻ bệnh tim, hệ miễn dịch yếu, viêm phổi kinh niên (gồm chứng hen suyễn và khó thở), dị tật hemoglobin, thiếu oxy cung cấp cho máu. Anh chị em ruột và cha mẹ trẻ cũng nên được tiêm phòng. Vắc xin được khuyên dùng cho tất cả trẻ em khỏe mạnh. Virut influenza có thể gây nên bệnh nghiêm trọng cho trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện nay việc khuyên trẻ tiêm phòng vắc xin phòng bệnh này theo chu kì không khả thi.

–          Vắc xin thủy đậu – Bảo vệ tất cả trẻ khỏe mạnh chưa từng mắc bệnh từ 12-18 tháng tuổi khỏi bệnh thủy đậu. Trẻ dưới 13 chưa từng bị bệnh và chưa tiêm phòng nên nhận 1 liều vắc xin này. Mặc dù bệnh thủy đậu sẽ không gây ra những nguy hiểm cho hầu hết trẻ, vẫn có một nhóm trẻ nhất định nằm ở nhóm nguy cơ cao và nguy hiểm. Bao gồm trẻ dưới 1 năm tuổi, có hệ miễn dịch yếu, gặp các vấn đề về bệnh chàm Eczema và những bệnh ngoài da. Trẻ trên 13 tuổi chưa được tiêm phòng nên nhận 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng.

–          Vắc xin Viêm gan siêu vi B – Trong 5 năm đầu đời của trẻ, bác sĩ khuyên tiêm phòng vắc xin này để chống lại bệnh viêm gan siêu vi B. Hepatitis B là loại vi rút gây bệnh cho gan. Trẻ bị bệnh thường không có triệu chứng bệnh hay các triệu chứng không rõ rệt; tuy nhiên, viêm gan siêu vi B có thể phát triển gây bệnh nặng hơn, và có thể dẫn đến ung thư gan. Vi rút có thể truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai hoặc là từ các thành viên trong gia đình với nhau. Bệnh có thể lay lan qua đường máu như đường kim tiêm, phẫu thuật hoặc các dụng cụ nha khoa. Trẻ vị thành niên cũng có thể bị bệnh lây qua đường tình dục.

Hầu hết trẻ đều sẽ được nhận tiêm chủng viêm gan siêu vi B khi còn bé. Trẻ nếu vẫn chưa được tiêm ngừa nên bắt đầu tiêm 3 mũi phòng trong thời gian thơ ấu. Bởi vì giai đoạn ấu thơ là thời gian bệnh viêm gan siêu vi B có thể phát triển mạnh, điều quan trọng là trẻ phải được phòng ngừa đầy đủ trước 13 tuổi. Mũi thứ 2 thường được tiêm trong thời gian ít nhất là 1 tháng kể từ mũi đầu tiên, và mũi thứ 3 thời gian ít nhất là 4 tháng kể từ mũi đầu tiên và ít nhất 2 tháng kể từ mũi thứ 2.

Hiện tại

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ tin rằng những lợi ích của việc tiêm phòng thì lớn hơn so với những cái hại mà trẻ bị bởi những bệnh tật khi còn nhỏ, cũng như những nguy hiểm của vắc xin. Mặc dù có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng nặng bởi vắc xin – đặc biệt là chất pertussis thành phần của mũi tiêm phòng ngừa DTP – những tác hại này hiếm xảy ra. AAP tin rằng việc tiêm phòng là cách an toàn và tiết kiệm nhất để ngăn chặn dịch bệnh, khuyết tật và tử vọng và điều này thúc đẩy các bậc cha mẹ tiêm phòng cho con họ chống lại các căn bệnh này.

Viết một bình luận