Đương đầu với thiên tai và nạn khủng bố

Hãy có gắng giữ bình tĩnh ở mức có thể trước mặt trẻ và duy trì những thói quen trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: nếu trẻ đang đi mẫu giáo thì bạn hãy tiếp tục động viên trẻ đi học.

Những thảm họa – động đất, bão tố, lốc xoáy, lũ lụt và các đám cháy – có thể gây nên sự khiếp sợ và chấn thương tâm lý cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Những sự kiện này đòi hỏi các bậc cha mẹ phải luôn sẵn lòng nói chuyện và trấn an con mình, cũng như đặc biệt nhạy cảm với các nhu cầu của chúng. Gần đây hơn, kể từ khi bi kịch tháng 11 năm 2001 xảy ra tại New York, các bậc cha mẹ bắt đầu quan tâm và hiểu được tác động của nạn khủng bố đến con cái của mình là như thế nào, cũng như ảnh hưởng của các tin tức đến từ những phương tiện truyền thông nữa.

Chúng ta mong đợi những gì?

Ngay cả khi nạn khủng bố, thiên tai hay các sự kiện tồi tệ khác xảy ra cách gia đình bạn cả trăm hay ngàn dặm, những tin tức từ giới truyền thông và báo chí vẫn có thể gây nên sự hoảng sợ cho trẻ. Nhưng nếu thảm họa xảy ra ngay tại nơi bạn sinh sống, thì có nhiều khả năng điều đó sẽ khiến những đứa trẻ hoang mang thực sự.

Hậu quả của những cơn khủng hoảng này là trẻ có thể mắc phải “Hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn” (PTSD). Hội chứng này có thể so sánh với chứng bệnh thần kinh mà những người lính lâu năm có thể mắc phải – “Shell shock”, với những triệu chứng khác nhau ở mỗi đứa trẻ, tùy vào lứa tuổi của chúng. Một đứa trẻ lên đến 5 tuổi có thể:

  • Gặp chứng khó ngủ.
  • Tỏ ra chán ăn.
  • Hay khóc và trở nên lập dị.
  • Công khai thách thức, cáu giận và thể hiện thái độ thù địch với anh chị em chúng.
  • Bám chặt lấy bạn trở thành cái bóng đi theo bạn khắp nơi và tỏ ra lo lắng khi không có bạn ở bên.
  • Hay gặp ác mộng và không chịu ngủ trên giường của riêng chúng nữa.
  • Tè dầm thường xuyên, nếu chúng đã được tập cho việc tự đi vệ sinh.
  • Có các triệu chứng về thể chất như đau bao tử, đau đầu…
  • Đột nhiên không chịu đến trường mẫu giáo mặc dù đã từng học ở đó một cách thích thú trong nhiều tháng hay nhiều năm.

Những việc bạn có thể làm

Hãy nhớ rằng những đứa trẻ thường có xu hướng cá nhân hóa các sự kiện mà chúng thấy. Chúng có thể nghĩ rằng những cuộc tấn công khủng bố hay thiên tai sẽ giáng xuống gia đình mình. Một trong những mục tiêu chính của bạn chính là tâm sự với trẻ và khiến chúng cảm thấy an toàn và yên tâm. Những lời nói và hành động của bạn có thể

Hãy lắng nghe những gì con bạn nói. Giúp trẻ sử dụng những từ ngữ phù hợp với độ tuổi để diễn tả, những cảm xúc của chúng – có thể là các từ như “ buồn” , “giận” hoặc “sợ”. Đừng đưa ra những giả định và đừng gạt đi những gì trẻ nói. Hãy chấp nhận những cảm nhận của trẻ.

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc, bạn nên động viên để chúng bày tỏ cảm xúc theo 1 cách khác như vẽ tranh hoăc chơi với những món đồ chơi chẳng hạn.

Ở độ tuổi này, trẻ có thể không cần quá nhiều thông tin về những sự việc hiện đang diễn ra. Đừng quá ngạc nhiên nếu trẻ cứ lặp đi lặp lại cùng 1 câu hỏi nhiều lần. Trong khi đó bạn nên đưa ra những thông tin chính xác, ngắn gọn, đừng làm trẻ bội thực với những thông tin.

Nếu xảy ra 1 vụ khủng bố, bạn hãy giải thích rằng “đó là 1 nhóm người xấu” thực hiện, và những người xấu thì làm việc xấu. Nhưng đồng thời bạn cũng để trẻ hiểu rằng mọi người ở các dân tộc hay tôn giáo hầu hết đều là người tốt. Dùng sự kiện này như 1 cách để dạy trẻ cách thông cảm.

Đối với 1 sự kiện có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên đất nước, hãy để trẻ biết rằng tình trạng bạo lực chỉ xảy ra trong một khu vực nhất định chứ không phải ở trong cộng đồng của bạn.

Mặc dù bạn nên luôn kiểm tra những gì trẻ xem trên truyền hình nhưng lời khuyên quan trọng ở đây là khi những hình ảnh về khủng bố hoặc thảm họa được chiếu trên tivi thì cho dù trẻ bao nhiêu tuổi thì chúng cũng có thể bị hoảng sợ và ảnh hưởng bởi những gì chúng thấy trên tivi. Do đó, bạn nên hạn chế cho trẻ xem những cảnh như vậy. Khi trẻ xem tivi, hãy bảo đảm rằng bạn có mặt ở đó và nói với chúng về những gì bạn đã xem.

Nếu bạn để xuất hiện sự lo lắng từ những gì đã qua, trẻ sẽ cảm thấy và tìm cách đối phó lại. Hãy có gắng giữ bình tĩnh ở mức có thể trước mặt trẻ và duy trì những thói quen trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: nếu trẻ đang đi mẫu giáo thì bạn hãy tiếp tục động viên trẻ đi học.

Dạy cho trẻ tầm quan trọng của việc giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn hoặc gặp thiên tai. Để trẻ giúp bạn gửi 1 lá thư hay thể hiện sự quan tâm hoặc giải thích cho trẻ là bạn đang gửi tiền cũng như cung cấp những thứ cần thiết để giúp nạn nhân.

Nếu trẻ bị tổn thương bởii những sự kiện vừa xảy ra hãy nói với bác sĩ. Họ có thể sẽ đưa ra những đề nghị đưa trẻ đến gặp bác sỹ tâm thần. Những người sẽ tư vấn và giải quyết những cảm xúc trong lúc khó khăn của trẻ.

Viết một bình luận