Bệnh tiểu đường

Bạn càng hiểu biết về bệnh tiểu đường và biết cách xử lí những triệu chứng của nó thì con bạn cũng sẽ có khả năng làm tốt những việc đó khi chúng bước vào tuổi trưởng thành

Bệnh tiểu đường xảy ra khi các tế bào chuyên biệt của tuyến tụy (một tuyến nằm sau dạ dày) không sản xuất đủ lượng hormone insulin. Insulin cho phép cơ thể có thể tiêu hóa các chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, và cacbonhydrat) để hình thành các mô trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển, sản xuất và tích trữ năng lượng. Các chất dinh dưỡng này biến đổi thành đường glucose, một loại đường dùng làm năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Ở những người không bị mắc bệnh đái tháo đường, insulin vận chuyển glucose từ các mạch máu đến các tế bào và duy trì lượng đường trong máu ở một tỷ lệ nhất định.

Cơ thể các bệnh nhân tiểu đường loại 1 sản xuất rất ít hoặc hoàn toàn không có khả năng tạo ra insulin. Do đó, lượng đường huyết sẽ tăng cao bất thường, đặc biệt là sau khi ăn. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn không được cơ thể hấp thụ mà vẫn còn ở trong máu. Không có nguồn dinh dưỡng, cơ thể bạn nghĩ rằng bạn đang đói. Để nuôi dưỡng các tế bào đang thiếu dinh dưỡng, gan sẽ tạo ra đường từ nguồn chất đạm và chất béo dự trữ trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự sụt cân và thể chất yếu, vì cơ bắp và mỡ đang bị biến đổi và cơ thể không thể nhận được năng lượng cần thiết. Các chất dinh dưỡng cuối cùng bị chuyển hóa thành glucose hay thường gọi là đường làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Tình trạng này gọi là sự “tăng đường huyết đột ngột”. Cơ thể cố gắng loại trừ lượng đường dư thừa đang tuần hoàn trong máu bằng việc bài tiết nó thông qua nước tiểu. Đây là lý do tại sao bệnh nhân tiểu đường thường đi tiểu nhiều và cảm thấy khát nước nhiều hơn khi mất một lượng lớn nước trong cơ thể. Nếu không có insulin, chất béo phân rã và hình thành một loại axit được gọi là ceton, và cũng được cơ thể bài tiết qua đường tiểu.

Hiện tại, không có cách nào ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1. Mặc dù có một loại gen gây bệnh bẩm sinh, nhưng chỉ có 30% trẻ em mắc tiểu đường loại 1 có người thân mắc bệnh. Sự phá hủy tế bào sản xuất hormone insulin là do các hệ thống miễn dịch trong cơ thể xem tế bào sản xuất insulin như một kẻ xâm nhập và sản sinh ra kháng thể để chống lại các tế bào này. Sự miễn dịch tự nhiên này xảy ra vài năm trước khi triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường xuất hiện. Tác nhân gây nên quá trình này có thể là vi-rút hoặc các nhân tố môi trường khác.

Bệnh tiểu đường loại 2 thì phổ biến hơn tiểu đường loại 1. Ở bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể không sản sinh đủ insulin và cũng không có khả năng sử dụng lượng insulin sản sinh ra đúng cách. Điều này còn được gọi là sự kháng insulin. Tiểu đường loại 2 thường liên quan với bệnh béo phì, và cũng đang gia tăng khi mà số người béo phì tăng lên. Trong số các trẻ được chẩn đoán bị tiểu đường loại 2 thì có đến 85% là bị béo phì. Trẻ em ăn quá nhiều cũng như ít vận động và có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường thì có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trẻ em ở các dân tộc thiểu số thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trong những năm gần đây, nhiều trẻ em độ tuổi đi học và thanh thiếu niên được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có thể xuất hiện bất kì lúc nào ngay cả năm đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên, việc chẩn đoán thường chậm trễ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cho đến khi trẻ bệnh nặng, bởi vì các triệu chứng thường được quy cho các loại bệnh khác. Cần báo cho bác sĩ ngay nếu như bé có một số các biểu hiện và triệu chứng sau:

  • Thường xuyên khát nước.
  • Thường xuyên đi tiểu. Nếu bé đã biết đi tiểu trong nhà vệ sinh thì xuất hiện triệu chứng tè dầm, còn bé sử dụng tã thì lại cần phải thay tã thường xuyên hơn.
  • Sụt cân với hiện tượng bé thèm ăn và ăn nhiều hơn bình thường hoặc cũng có thể là biếng ăn (thường phổ biến ở trẻ nhỏ).
  • Sự mất nước (xem bài “Dấu hiệu bị thiếu nước” để biết thêm chi tiết)
  • Hiện tượng hăm tã nặng mà không thể chữa khỏi bằng các cách thông thường.
  • Nôn mửa dai dẳng, đặc biệt khi trẻ tỏ ra yếu ớt và uể oải.

Nếu đưa bé đi khám bác sĩ khi phát hiện các triệu chứng đáng nghi ngờ như trên, phải tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định xem lượng đường trong máu có quá cao hay không. Xét nghiệm đơn giản này có thể cung cấp manh mối để có thể ngăn chặn sớm sự phát triển của bệnh, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Điều trị

Khi xét nghiệm máu cho thấy trẻ mắc bệnh tiểu đường thì việc điều trị phải bắt đầu ngay lập tức với việc tiêm insulin vào cơ thể. Khi tình trạng của trẻ không cần phải truyền dịch để điều chỉnh sự thiếu nước trong người và nôn mửa, không yêu cầu trẻ mắc bệnh tiểu đường nhập viện mà sẽ cho theo dõi trẻ theo chế độ bệnh nhân ngoại trú với lịch thăm khám bệnh thường xuyên.

Một nhóm chăm sóc sức khỏe chuyên về bệnh tiểu đường sẽ hướng dẫn cho cả gia đình cách kiểm soát bệnh tiểu đường. Các thành viên trong đội gồm có: Bác sĩ, y tá, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, họ làm việc cùng nhau và là những chuyên gia về bệnh tiểu đường. Bạn sẽ được hướng dẫn cách kiểm tra lượng glucose trong máu từ máu lấy ở đầu ngón tay và cách tiêm insulin. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn về việc ăn uống, cách phân bố bữa ăn chính, những bữa phụ và về các hoạt động và thể dục. Họ sẽ giúp quyết định lượng insulin cần thiết để cơ thể bé có thể kiểm soát được lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

Ngay từ rất nhỏ, trẻ mắc bệnh tiểu đường đã có thể tham gia vào quá trình quản lí bệnh tiểu đường của chúng hằng ngày. Dụng cụ đo lượng đường trong máu rất dễ sử dụng. Chúng có nhiều dạng, kích cỡ và màu sắc. Bút insulin cũng rất dễ mua và giúp cho việc tiêm insulin vào một cách dễ dàng và tiện lợi.

Liệu pháp bơm insulin là một sự lựa chọn khác giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường cho trẻ. Một số phụ huynh, trẻ em mắc bệnh tiểu đường và nhóm chăm sóc thường chọn liệu pháp bơm hơn là tiêm insulin vào cơ thể. Một máy bơm insulin thường có kích cỡ như một máy nhắn tin, có thể được mang trên người hoặc là đặt dưới quần áo hay trên cạp vải hoặc dây nịch. Nó cung cấp một lượng insulin đều đặn qua một ống nhỏ được đặt dưới da. Khi con bạn ăn, thì chỉ cần bấm nút, insulin sẽ được đưa vào thức ăn của trẻ . Liệu pháp bơm có nhiều thuận lợi hơn việc tiêm, điều đó bao gồm cả việc nó linh hoạt hơn và hạn chế phải mang theo bút tiêm hay lọ thủy tinh chứa insulin.

Chế độ tiêm insulin cho trẻ phải linh hoạt, tiện lợi và kiểm soát được lượng glucose trong máu một cách hiệu quả. Vì thế bạn sẽ phải học về cách tính lượng insulin, về các hoạt động và nhu cầu của cơ thể trẻ, sử dụng phương pháp tính lượng cabohydrate là cách dễ dàng nhất. Có rất nhiều thức ăn chứa cabohydrate có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên chính cabohydrate lại làm tăng lượng đường trong máu. Về việc này, nhóm chăm sóc sẽ cung cấp cho bạn biết tỉ lệ cabohydrate trên insulin để bạn có thể sử dụng được phương pháp này lựa chọn thực phẩm đa dạng mà vẫn duy trì tốt được tỉ lệ lượng đường trong máu.

Bởi vì trẻ mắc bệnh tiểu đường vẫn có cùng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường như bao trẻ khác nên chúng sẽ không cần một chế độ ăn kiêng đặc biệt. Việc sắp xếp bữa ăn cho trẻ là một trong những phần quan trọng nhất của việc kiểm soát bệnh tiểu đường, và cũng là thử thách lớn nhất cho trẻ và gia đình. Những chuyên gia dinh dưỡng – bậc thầy về bệnh tiểu đường – sẽ giúp đỡ trẻ và gia đình sắp xếp bữa ăn một cách lành mạnh, thích hợp với sở thích của bé cùng mỗi thành viên trong gia đình mình và thời gian dùng bữa.

Một chế độ ăn kiêng tốt cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường thuộc mọi lứa tuổi cũng là lời khuyên cho tất cả mọi người. Nó nên bao gồm: Nhóm carbohydrate phức như bánh mì lúa mạch, pasta, khoai tây, đậu Hòa Lan và các loại hạt; những thức ăn không qua chế biến như bột ngũ cốc, bột yến mạch, trái cây và rau tươi. Những bữa ăn phụ cũng rất quan trọng vì phần lớn các trẻ đều cần bổ sung liên tục để cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho việc phát triển. Bữa ăn phụ cũng cần cho cả trẻ năng động để tránh tình trạng hạ đường huyết. Những lựa chọn tốt cho bữa ăn phụ gồm có: trái cây tươi hoặc khô, bánh quy phô mai, bánh quy bơ đậu phộng, yogurt, các loại hạt trộn, bánh xốp hương vani, bánh ngũ cốc, thanh ngũ cốc và cả việc lên kế hoạch tập thể dục. Những món trong bữa ăn  trên cũng được dùng để chữa trị các triệu chứng nhẹ của bệnh hạ đường huyết sau những liệu pháp ban đầu với nước cam và glucose viên, nhằm tăng nhanh lượng đường trong máu. Tráng miệng cũng rất tốt cho các thành viên trong gia đình, gồm: trái cây tươi, yogurt ít béo, bánh pudding và rau câu.

Nhân viên trong nhà trẻ và trường học nên biết về bệnh tiểu đường của trẻ, lịch tiêm insulin và nhu cầu về bữa ăn phụ. Họ cũng cần phải biết cách nhận diện bệnh hạ đường huyết, cách chữa trị bệnh, cách kiểm tra lượng đường trong máu, lượng ceton trong nước tiểu và cách tiêm insulin.

Trẻ càng tham gia vào công tác chăm sóc này sẽ giúp cho gia đình có thêm nhiều biện pháp quản lý bệnh.Trẻ em dưới ba tuổi có thể tự chọn ngón tay nào để lấy máu xét nghiệm hoặc chọn nơi tiêm insulin. Các bậc cha mẹ nên sử dụng phương pháp trị bệnh với một thái độ thực tế và tình cảm, đồng thời Viện nghiên cứu nhi khoa của Mỹ đã cho rằng, các thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình nên chia sẻ trách nhiệm tiêm insulin và xét nghiệm máu. Trẻ em từ 4 đến 7 tuổi cũng có thể tham gia vào việc giám sát lượng đường trong máu và việc tiêm insulin.

Sự hỗ trợ về mặt tinh thần cho cả gia đình cũng rất quan trọng. Bạn có thể nhận được điều đó và tìm hiểu thêm về căn bệnh từ Quỹ nghiên cứu bệnh tiểu đường ở vị thành niên (www.jdf.org; 1-800-533-2873), Hội bệnh tiểu đường Mỹ (www.diabetes.org; 1-800-342-2383).

Bạn càng hiểu biết về bệnh tiểu đường và biết cách xử lí những triệu chứng của nó thì con bạn cũng sẽ có khả năng làm tốt những việc đó khi chúng bước vào tuổi trưởng thành. Những dụng cụ cũng như những nguồn hiện tại có thể giúp cho bạn, con bạn và nhóm chăm sóc sức khỏe kiểm soát bệnh tiểu đường. Việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp cho con bạn tránh khỏi những sự tổn hại về mắt, thận, dây thần kinh, những biến chứng về mạch máu và cho phép con có cơ hội để lớn lên và sống một cuộc sống thỏa mãn và hữu ích.

Viết một bình luận